ĐÀM
PHÁN
TÁC
ĐỘNG CỦA YẾU TỐ THÔNG TIN ĐẾN ĐÀM PHÁN
Tổng
quan:
I
– Khái quát về thông tin
II
– Tác động của thông tin đến đàm phán
III
– Đánh giá chung
IV
– Kết luận
Nội
dung:
I
– Khái quát về thông tin
1/
Định nghĩa
Thông
tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các
hoạt động của con người trong đời sống xã hội, thông qua việc cảm nhận thông
tin làm tăng hiểu biết và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.Thông
tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được
ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ...
Nguồn:
Từ điển Tiếng Việt
Thông
tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức. Tin tức có thể dùng như danh từ chẳng
hạn: tin tức về máy móc, điện toán, hay nói gọn là tin về ... Ngày nay, thuật
ngữ thu thập tin tức được sử dụng khá phổ biến. Tin tức chính là tất cả những
gì mang lại hiểu biết cho con người.Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của con
người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định
Nguồn:
http://baodientu.chinhphu.vn/thông-tin/
Information,
is a sequence of symbols that can be interpreted as a message. Information can
be recorded as signs, or transmitted as signals. Information is any kind of
event that affects the state of a dynamic system. Conceptually, information is
the message (utterance or expression) being conveyed. The meaning of this
concept varies in different contexts.
Nguồn:
http://www.negotiationtraining.com.au/articles/negotiator-general-rules/
Information
in negotiation is what collects, transmits in a negotiation to satisfy the
interests of the parties, to help the parties come to the general consensus.
Nguồn:
http://www.negotiationtraining.com.au/articles/information-in-negotiating/
2
– Những thông tin tác động đến đàm phán
a/
Nhóm thông tin về đối tác
-Tìm
hiểu tiểu sử đối tác
+Những
cuộc thương lượng đối tác không thành công : khai thác qua hồ sơ tranh tụng
trong khứ tìm hiểu nguyên nhân thát bại điều này có thể giúp ta khai thác được
điểm yếu của đối tác
+Quan
điểm đối phương: một trong những thông tin quan trọng ban đầu cần tìm hiểu khi
bước vào cuộc đàm phán nắm được quan điểm này ta sẽ có bước chủ động nhất định
Ví
dụ trong lĩnh vực kinh doanh :
·
Khách hàng Anh Quốc:
+ Thích các loại private brands (các nhãn hiệu
của các nhà phân phối).
+ Quan tâm đến nền tảng (tiểu sử), danh tiếng của
công ty.
+ Thường sử dụng biện pháp yêu cầu báo giá với
khối lượng lớn và đặt hàng với khối lượng nhỏ hơn để tìm hiểu giá sàn và yêu cầu
giảm giá.
+ Tương đối lịch sự khi đàm phán
+ Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất
+ Lưu ý về ngôn ngữ tiếng Anh (của người Anh)
b/
Nhóm thông tin về các yếu tố môi trường
Để
tham gia vào một cuộc đàm phán, ngoài việc các bên phải có các thông tin về
nhau, phải hiểu nhau thì thông tin về môi trường là thông tin mà 2 bên không thể
bỏ qua khi phải tìm hiểu trước khi tiến hành đàm phán. Thông tin về các yếu tố
môi trường đóng góp rất lớn vào kết quả của cuộc đàm phán.
Trước
tiên, nói đến thông tin về các yếu tố môi trường ta phải nói đến bối cảnh quốc
tế, khu vực và trong nước trước khi diễn ra cuộc đàm phán. Từ các thông tin về bối cảnh sẽ cũng cấp cho
ta những sự kiện mới nhất, hay những thay đổi mới nhất trong tình hình quốc tế,
khu vực và trong nước. Từ đó để ta có những điều chỉnh phù hợp về các phương án
giải quyết trước khi bước vào cuộc đàm phán. Đồng thời, điều này sẽ tạo cho những
người tham gia đàm phán cảm thấy tự tin với những thông tin mà mình có. Có thể nói, những thông
tin về bối cảnh sẽ đóng góp phần không hề nhỏ vào kết quả của cuộc đàm phán.
Hơn
nữa,nói đến Thông tin về yếu tố môi trường là phải kể đến yếu tố thời gian và địa
điểm. Thời gian cần nói đến ở đây là thời gian bắt đầu cuộc đàm phán, và độ dài
thời gian của cuộc đàm phán. Thông tin về
thời gian có quan hệ mật thiết với bối cảnh quốc tế và trong nước. do vậy,
thông tin thời gian sẽ quyết định phần nào đó thông tin về bối cảnh mà người
tham gia đàm phán có thể thu thập được. Còn thông tin về thời gian (độ dài của
cuộc đàm phán ) sẽ giúp các bên chuẩn bị tâm lí trước khi và trong khi cuộc đàm
phán diễn ra, và góp phần đưa ra những phương pháp giải quyết cho phù hợp nhất
và phù hợp với thời gian đã thỏa thuận giữa các bên. Về địa điểm, thông tin về
địa điểm sẽ giúp ta hiểu rõ về cơ sở vật chất, khí hậu, địa hình, và bối cảnh tại nơi diễn ra đàm phán để có những sự chuẩn
bị tốt nhất khi đến với cuộc đàm phán.
Còn thông tin về dư luận sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến đàm phán? Dư luận là hiện tượng tâm lí bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện
bằng những phán đoán, bình luận về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc
và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang
nhóm khác. Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách
cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội. Do
vậy, nếu có được thông tin về dư luận thì ta sẽ có những cách giải quyết, xử
trí hợp lý và phù hợp với dư luận.
Ví
dụ: Trả lời phóng viên báo Lao động ,Luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao là Viện
trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội
Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới chính phủ đã
nói “Từ lời nói, trên phương diện ngoại giao cũng như thông tin tuyên truyền đã
thể hiện rõ dã tâm của TQ là bằng bất kỳ mọi giá phải xuống phía nam, độc chiếm
biển Đông, mặc dù họ luôn nói là sẵn sàng giải quyết bằng hòa bình, đàm phán.
Nhưng sợ dư luận quốc tế nên TQ không dám đàm phán đa phương, chỉ đàm phán song
phương. Ngay cả đàm phán song phương, nếu giải quyết bằng cơ chế thứ 3 tức là
cơ chế tài phán quốc tế như Philippines đã đề xuất, thì TQ lại từ chối.”. ở đây
ta thấy, Trung Quốc đã tận dụng được những nguồn thông tin về dư luận để có những
phương hướng và chiến lược hay cách thức đàm phán phù hợp và có lợi cho Trung Quốc.
Ngoài
những thông tin kể trên, ta không thế không nói đến thông tin về luật . Việc cập
nhật nhưng văn bản luật sẽ giúp ta có những lí lẽ vừa thấu tình vừa đạt lí khi
thuyết phục đối phương đồng thời có cơ sở pháp luật để xây dựng nên các phương án giải quyết một
cách hợp pháp nhất trong đàm phán.
Tóm
lại, từ những phân tích trên cho thấy, để bước vào một cuộc đàm phán, ta không
phải chỉ dựa trên nhưng thông tin về mình về ta. Mà mỗi người khi bước vào đàm
phán phải tìm hiểu cả các thông tin về yếu tố môi trường. Bên nào tận dụng được các yếu tố về môi trường
sẽ chiếm ưu thế cao trong cuộc đàm phán . Nó chính là yếu tố khách quan quyết định
đến kết quả của cuộc đàm phán.
c/
Nhóm thông tin về mình
_Những
thông tin có lợi cho phía ta
+Những
thông tin nội bộ chứng minh cho quan điểm mình đưa ra
Ví
dụ: Trong cuộc đàm phán Nhật Bản- Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo
Điếu Ngư/Senkaku, 2 bên đưa ra những chứng
cứ chứng minh chủ quyền của mình trên quần đảo này
Trung
Quốc đưa ra thông tin đã tìm thấy một bản đồ do phương Tây vẽ từ thế kỷ 19 chứng
minh chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang có tranh chấp
với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông. là tấm bản đồ do viên đại tá người Pháp Pierre
Lapie và con trai vẽ vào năm 1832. tìm
thấy tại một hiệu sách có tên Schwilden nằm trên đường Galerie Bortier tại thủ
đô Bruxelles
Nhật
Bản: Theo thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, chính bản đồ thế
giới của Trung Quốc xuất bản năm 1960 cũng cho thấy Senkaku thuộc lãnh thổ Nhật
Bản. Đồng thời, ông Koichiro Gemba còn trích dẫn lá thư đánh giá gửi cho một
người Nhật Bản của viên lãnh sự Trung Quốc lúc bấy giờ tại Nagasaki vào năm
1920, mô tả "quần đảo Senkaku thuộc quận Yaeyama, tỉnh Okinawa"
Những
thông tin này thường được mỗi bên sử dụng để khẳng định và chứng minh cho quan
điểm của mình trong cuộc đàm phán. Ngoài ra nó còn được sử dụng vào mục đích
truyền thông để có được sự ủng hộ của dư luận trong nước cũng như dư luận quốc
tế
+Những
thông tin chứng minh thực lực bản thân
Ví
dụ: Mỹ lần đầu công bố quy mô kho vũ khí hạt nhân. Cùng thời điểm Hội nghị kiểm
điểm thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) khai mạc tại New York,
ngày 3/5, Mỹ đã lần đầu tiên tiết lộ về quy mô kho vũ khí hạt nhân của nước
này, vén lên bức màn bao phủ những con số từng một thời được coi là "tối mật. Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, "tính đến
ngày 30/9/2009, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ có 5.113 đầu đạn."
Công
bố những thông tin về thế mạnh của bản
thân là cách hữu hiệu để gây áp lực lên đối phương, dễ dàng chiếm ưu thế và có
tiếng nói mạnh mẽ trên bàn đàm phán
_Những
thông tin bất lợi cho phía ta
Những
thông tin này được sử dụng để tính đến trường hợp xấu nhất, chuẩn bị trước tinh
thần, tránh lâm vào thế bị động khi đối phương sử dụng chính những thông tin
này gây bất lợi cho ta
II
–Tác động của thông tin đến đàm phán
1- Tác động tích cực
Như
chúng ta đã biết, chuẩn bị thông tin là
1 khâu quan trọng không thể thiếu trong mỗi cuộc đàm phán. Cách con người tiếp thu và sử dụng thông tin như thế
nào có tác động 2 mặt tích cực hoặc tiêu cực đến đàm phán. Việc ứng dụng tìm kiếm
thông tin đúng cáchvà hiệu quả trong quá
trình chuẩn bị cũng như trong quá trình đàm phán trước hết tạo nên 4 hiệu ứng tích cực chính:
- Chuẩn bị thông tin trước 1 cuộc đàm
phán cho ta cái nhìn tổng thể về đối phương, ước định trước được về đối tác.
Ai
cũng biết rằng hoạt động đàm phán có thành công hay không 1 phần lớn dựa vào sự
chuẩn bị kĩ càng của mỗi người. chuẩn bị thông tin cũng như vậy. nếu bạn không
có sự chuẩn bị thích hợp trong khi đối phương lại có thì bạn xem như đã rơi vào
hoàn cảnh bất lợi. điều đó sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và yếu ớt.
Chuẩn
bị thông tin trước hết về đối phương là 1 điều cần thiết.ước định trước về đối
tác có thể cho bạn biết được:
+
nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, từ đó lợi dụng những điểm yếu
để dùng làm luận điểm trong phản bác ý kiến của họ và trong lật ngược tình thế
lúc cần thiết trong đàm phán cũng như khống chế thế mạnh của đối phương để lợi
thế cuộc đàm phán nghiêng về mình. Từ đó dễ đối phó với đối phương hơn trong cuộc
đàm phán.
+
nhận dạng mục tiêu của đối phương để từ đó dễ dàng đối phó, xử lí với những
tình huống có thể xảy ra trong đàm phán.
- Một tác động cũng không kém phần quan
trọng là: thông tin giúp bạn định hướng trước về nội dung cuộc đàm phán từ đó
có sự chuẩn bị tốt hơn. Có sự định hướng nhất định về nội dung đàm phán mang lại
rất nhiều lợi thế cho bạn.
Trong
đàm phán, thương lượng, thông thường thì ai có nhiều thông tin hơn, người đó có
kết quả khả quan hơn. Đàm phán, thương lượng không phải chỉ là một việc làm đơn giản mà nó còn là một
quá trình, bắt đầu từ tìm hiểu, thăm dò, rồi đến mặt đối mặt để đàm phán. Tại
sao bạn lại cần phải chuẩn bị để thu thập thông tin trước? Bởi vì, khi đi vào
bàn đàm phán, thương lượng, phía bên kia sẽ giấu giếm các ý đồ, mối quan tâm,
nhu cầu và động cơ thật của họ, lúc đó ( trong lúc đàm phán) bạn sẽ không thể
biết thêm được điều gì, và hiển nhiên sẽ bị rơi vào lúng túng.
Cần
lưu ý 1 điều, Thu thập thông tin càng sớm thì càng có nhiều lợi thế. Có thể thu
thập thông tin nội dung cuộc đàm phán thông qua: nghiên cứu các bằng chứng, các
số liệu thống kê, hỏi han những ngưới đã làm việc, đã đàm phán….
Việc
nắm chắc thông tin về nội dung cũng giúp bạn có những lập luận chặt chẽ, sắc
bén, cũng như những dẫn chứng sinh động thuyết phục hơn, và từ đó sẽ dễ dàng
thuyết phục đối phương trong cuộc đàm phán.
Như
vậy, trong đàm phán không những cần sự chuẩn bị chu đáo về cái nhìn tổng thể của
đối tác, mà còn phải tìm hiểu kĩ về thông tin nội dung cuộc đối tác. Nội dung
càng chắc chắn thì phần trăm chiến thắng trong đàm phán càng cao.
- Việc nhận biết và nắm vững thông tin
trước và trong đàm phán sẽ giúp bạn đưa ra được nhiều phương án giải quyết, đặc
biệt những phương án vừa có lợi cho mình, vừa thỏa mãn được đối phương, góp phần
giúp cuộc đàm phán thành công trên tương quan “win-win”.
- Nắm được thông tin về nội dung cuộc
đàm phán cũng như ước định về đối phương tất yếu sẽ dẫn đến việc bạn có được một
phong thái, vẻ ngoài tự tin, nét mặt rạng rỡ. Thái độ và phong thái của nhà đàm
phán có ảnh hưởng không nhỏ đến người đối diện và kết quả cuộc đàm phán. Nếu bạn
bước vào bàn đàm phán với vẻ tự tin, giọng nói hào sảng và thái độ khảng khái,
chủ động, bình tĩnh đối phương sẽ tin rằng những gì bạn nói là đúng, là đáng
tin cậy, và sẽ dễ dàng hơn trong việc kí thỏa thuận hay hợp tác với bạn. ngược
lại, nếu bước vào bàn đàm phán với thái độ rụt rè, dè dặt, giọng nói nhát gừng
( bởi vì có thể chính là do nguyên nhân bạn không chuẩn bị kĩ thông tin trước
cuộc đàm phán), đối thủ sẽ cho rằng bạn là con người không đáng tin cậy, bởi vì
chính bạn cũng có tự tin với những lời mình nói ra đâu?
Ví
dụ tiêu biểu cho tác động tích cực của thông tin đến đàm phán là sự thành công
trong cuộc đàm phán Việt-Mỹ tại Geneva về
việc cho phép Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 26/10/2006. Như chúng ta đã biết,
Gia nhập WTO là một quá trình gian khổ và kéo dài, đòi hỏi phải đưa ra những
quyết định chính sách khó khăn. Vậy mà Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành một khối
lượng công việc thần kỳ, đáp ứng một cách kịp thời và xây dựng đối với những
yêu cầu của các thành viên WTO", nhưng sau quá trình đàm phán hơn 11 năm
trời, cuối cùng Việt Nam đã có được thành công rực rỡ và được đánh dấu bởi cuộc
đàm phán cuối cùng với Mỹ ngày 26/10, qua đó thể hiện sự nỗ lực không ngừng tìm
kiếm và chuẩn bị thông tin 1 cách hết sức kĩ lưỡng của đoàn việt nam trước khi
bước vào bàn đàm phán. Riêng về bản cam kết mà VN chuẩn bị trước để thể hiện
mong muốn gia nhập WTO và đã được phía Mỹ chấp thuận đã thể hiện rõ nét điều
đó.
2- Tác động tiêu cực
Thông
tin, bản thân nó không thể có những tác động là tích cực hay tiêu cực lên sự vật,
sự việc, hiện tượng. Throng đàm phán
cũng vậy, bản thân thông tin thì không có gì là tiêu hay tích cực. Chỉ có chủ
thể tham gia đàm phán, người tiếp nhận và sử dụng thông tin, tùy theo cách thức
và khả năng của từng người, mới tạo ra tính tiêu hay tích cực của thông tin đến
kết quả cuộc đàm phán.
Biết
tận dụng, xử lý, sử dụng thông tin tốt sẽ
đem lại cho bên đàm phán có những lợi thế, ảnh hưởng tích cực tới kết quả cuộc
đàm phán. Điều ngược lại cũng đúng, nếu không tận dụng, xử lý, sử dụng tốt
thông tin sẽ gây ra nhưng tác động tiêu cực, dẫn đến những thất bại, kết quả
không mong muốn trong đàm phán.
Những
tác động tiêu cực của thông tin:
- Thiếu thông tin
“
Không chuẩn bị có nghĩa là chuẩn bị cho thất bại”. Những nhà đàm phán có kinh
nghiệm cho rằng thành công của đàm phán phụ thuộc đến 80% vào khâu chuẩn bị.
Tình trạng thiếu thông tin vể cả đối tác, đối tượng, và bản thân mình, bắt nguồn
từ sự chuẩn bị không tốt, dẫn đến tình trạng “Không biết người, không biết
mình”, không biết được bản thân mình và đối phương đang đứng ở đâu,
Thiếu thông tin về đối tác, thiếu hiểu biết về
các mặt của đối tác: mạnh, yếu, mục tiêu thật sự, phong cách đàm phán,… Không nắm
được những mặt yếu của đối phương, từ đó không sử dụng được những điểm yếu của
đối phương để tạo ra được lợi thế. Không biết được những điểm mạnh của đối
phương để có những phương án xử lý, đối phó trước. Không biết được mục tiêu thật
sự của đối phương, sẽ làm hạn chế trong việc đưa ra những phương án giải quyết
thay thế(BATNA) để có lợi cho cả 2 bên. Không nắm được phong cách đàm phán của
đối phương sẽ khiến cho cho phía ta không có sự chuẩn bị tâm lý, phương thức
đàm phán hợp lý…
Thiếu
thông tin về đối tượng, thiếu thông tin về tính chất, đặc điểm, kiến thức lịch
sử, địa lý…của đối tượng, không hiểu rõ
về đối tượng, sẽ dẫn đến sự lúng túng trong quá trình đàm phán, tâm lý mất tự
tin, dẫn đến yếu thế trên bàn đàm phán, hoạch định sai phương án đàm phán.
Thiếu
thông tin về chính bản thân mình, không biết mình mạnh, yếu ở chỗ nào, khiến
không tận dụng được lợi thế, cũng như không có phương án giải quyết để khắc phục
những điểm yếu, không xác định được chiến lược đàm phán hợp lý(đường đi nước bước
của mình).
- Thông tin sai lệch
“
Chạy có ích gì nếu như ta không ở đúng con đường mà ta cần đi”(Ngạn ngữ Đức)
Thông
tin sai lệch gây ra nhận thức sai về đối phương,đối tượng. Điều này gây đến một
chuỗi sự sai lầm trong cả quá trình đàm phán: Vị trí của bên mình cũng như đối
tác, xác định sai chiến lược đàm phán,
phương án xử lý, thái độ trong quá trình đàm phán…Gây ra hiểu nhầm, dẫn đến bất
đồng giữa 2 bên, cản trở tiến độ của đàm phán, gây ra những kết quả không như
mong đợi.
- Thông tin quá nhiều
Trong
thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các bên có thể thu thập được thông tin
dễ dàng thông qua rất nhiều phương tiện: internet, tuyên bố, báo chí, truyền
thông…nhưng không phải tất cả mọi thông tin đều là đúng đắn và cần thiết cho cuộc
đàm phán. Trên thực tế, những thông tin thì rất nhiều, nhưng những thông tin thực
sự cần thiết thì lại khó tìm .Thông tin quá nhiều, dẫn đến sự nhiễu thông tin,
không biết đâu là thật, giả, không biết đâu là cần thiết…từ đó gây ảnh hưởng đến
cả quá trình đàm phán trong việc xác định chiến lược đàm phán.
III
– Đánh giá chung
1- Vai trò của thông tin
· Trong cuộc sống con người, mọi hoạt động
đều không thể thiếu vai trò của thông tin, đây là điều kiện quan trọng để thực
hiện hay quyết định một công việc. Đặc biệt trong đàm phán thông tin là tài sản
vô cùng quan trọng, nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán diễn ra tốt
đẹp hay không. Việc chuyển tải và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng đã
thúc đẩy tiến trình phát triển 1 cuộc đàm phán. Trong đàm phán 2 bên có thể cạnh tranh nhau nhờ nắm bắt và khai thác được
khối lượng thông tin nhanh chóng và hữu ích. Nhờ đó họ có thể đưa ra sách lược
đàm phán hợp lý sao cho có lợi cho mình nhất.
·
Thông
tin chính là sức mạnh trong đàm phán. Càng nhiều thông tin đàm phán một sở hữu
về vấn đề ở bàn tay và các bên với người mà họ sẽ được đàm phán, các cơ sở mạnh
hơn sức mạnh của đàm phán đó. Có sự tương quan có ý nghĩa giữa sự sẵn có của
thông tin tốt và sức mạnh đàm phán. Để bắt đầu đàm phán mà không cần phải thực
hiện các nghiên cứu cần thiết là không khôn ngoan.
· Nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng
75% các lời phát biểu của đoàn đàm phán tốt trong các hình thức các câu hỏi tập
trung vào thu thập thông tin. Những suy nghĩ đằng sau những đàm phán này là câu
hỏi mời tham gia, liên quan đến bên kia và có được thông tin. Ngược lại, một
tuyên bố thường đạt được rất trái ngược. Ngoài ra, các câu hỏi cho thấy sự sẵn
sàng để lắng nghe quan điểm của bên kia. Kết quả là tạo ra một môi trường nơi
mà bên kia cảm thấy đủ an toàn để chia sẻ lợi ích của mình và quan tâm đến lợi
ích của đối tác của mình.
· Vì vậy thông tin đóng vai trò cực kì quan trọng
trong đàm phán. Nếu như trong đàm phán mà các bên không nắm rõ được thông tin
gì về đối tác , về vấn đề đàm phán thì rất khó để có thể thành công. Tuy nhiên
thông tin lại là con dao 2 mặt nếu như trong đàm phán chúng ta không sử dụng và
làm chủ được thông tin mà mình đã tiếp nhận thì nguy cơ rất cao sẽ dẫn đền thất
bại trong đàm phán. Chính vì thế vấn đề mấu chốt để đàm phán diễn ra thành công
chính là việc chuyển tải và thu thập thông tin.
2- Thuận lợi và khó khăn trong việc tìm kiếm
thông tin
Trong
tìm kiếm thông tin, chúng ta phải bảo đảm nguồn thông tin chúng ta thu thập là
chính xác và đáng tin cậy. Sau khi thu thập hồ sơ chúng ta phải có thao tác
đánh giá sơ bộ về mức độ thu thập tài liệu (khối lượng, chất lượng). Khối lượng
và chất lượng thông tin thu được phụ thuộc vào mức độ am hiểu thông tin nói
chung, phương pháp thu thập thông tin, trình độ kiến thức chuyên môn của người
thu thập thông tin, sự nhanh trí, sáng tạo, tính kiên trì và tinh thân tận tụy
với công việc của cán bộ thừa hành (đây là điều cơ bản nhất). Sau cùng chúng ta
mới tiến hành thu thập thông tin. Sau khi thu hập thông tin nào đó cần có ý kiến
nhận xét đánh giá ngay. Điều này sẽ có lợi cho các thao tác tiếp theo của việc
chuẩn bị đàm phán. Thái độ thụ động, thờ ơ trong khi thu thập thông tin sẽ làm
giảm hiệu quả khâu chuẩn bị. Tuy nhiên để chỉ thu thập tài liệu thôi thì chưa đủ,
để đạt được mục tiêu, cần tập trung vào phân tích và đưa ra một số phán đoán.
v
Thuận lợi
- Thông tin ngày càng nhiều, đa dạng và
phong phú,
- Các phương tiện đưa tin :sách, báo,
đài…phát triển,
- Hệ thống internet toàn cầu, các phương
tiện hỗ trợ tìm kiếm phát triển giúp tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn,
v
Khó khăn
Công
tác thu thập thông tin là một trong những thao tác quan trọng của khâu chuẩn bị
cho đàm phán, và cũng là công việc khó khăn và chiếm nhiều thời gian.
- Quá nhiều thông tin nhưng thường phân
tán nên dễ gây bối rối,
- Nguồn thông tin khá đa dạng song đa số
là nguồn không chính thống
- Hàu hết các bên tham gia đàm phán đều
muốn giấu đi những thông tin bên mình
Khó khăn trong tìm kiếm thông tin trong
Đàm phán đa phương:
- Bản thân khối lương thông tin cho cuộc
đàm phán song phương đã là rất lớn, có thêm chủ thể đàm phán tức là lượng thông
tin cần tìm hiểu tăng thêm.
- Các bên tham gia đàm phán đều có những
tính toán riêng, các thông tin liên quan thường được che giấu
- Khó khăn hơn trong xác định đọ tin cậy
của thông tin
IV
–Kết luận
- Hằng ngày, bên cạnh mỗi chúng ta là rất
nhiều những cuộc đàm phán, nó xuất hiện ở khắp nơi và trong mọi công việc của bạn.
Vì vậy, nó đòi hỏi sự khôn khéo, sự thông minh của các bạn trong việc đàm phán.
Và một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc đàm phán của bạn đó là
thông tin. Thông tin có vai trò rất quan trọng và quyết định đến việc thành hay
bại của cuộc đàm phán.
- Chính sự quan trọng của thông tin buộc
chúng ta phải tìm hiểu và chọn lọc thông tin một cách khôn khéo và khéo léo. Có
rất nhiều nguồn và rất nhiều loại thông tin, chúng ta cần phải biết lựa chọn là
tiếp nhận những thông tin hợp lý, phù hợp cho cuộc đàm phán. Và cũng có những
loại thông tin mà rất khó để tìm, đòi hỏi chúng ta phải có sự tỉ mỉ và mất nhiều
thời gian để tìm kiếm.
Hy
vọng sau bài thuyết trình này các bạn sẽ có những cái nhìn đúng đắn hơn về tầm
quan trọng của thông tin trong các cuộc đàm phán và biết cách tìm các nguồn
thông tin cần thiết, phù hợp hơn. Chúc tất cả các bạn luôn có những kết quả
win-win trong các cuộc đàm phán trong cuộc sống.
Hết
TRỊNH
XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét