Những thuận
lợi và khó khăn trong tìm kiếm thông tin
Trong tìm kiếm thông tin, chúng ta phải bảo đảm nguồn
thông tin chúng ta thu thập là chính xác và đáng tin cậy. Sau khi thu thập hồ
sơ chúng ta phải có thao tác đánh giá sơ bộ về mức độ thu thập tài liệu (khối
lượng, chất lượng). Khối lượng và chất lượng thông tin thu được phụ thuộc
vào mức độ am hiểu thông tin nói chung, phương pháp thu thập thông tin, trình
độ kiến thức chuyên môn của người thu thập thông tin, sự nhanh trí, sáng tạo,
tính kiên trì và tinh thân tận tụy với công việc của cán bộ thừa hành (đây là
điều cơ bản nhất). Sau cùng chúng ta mới tiến hành thu thập thông tin. Sau khi
thu hập thông tin nào đó cần có ý kiến nhận xét đánh giá ngay. Điều này sẽ có
lợi cho các thao tác tiếp theo của việc chuẩn bị đàm phán. Thái độ thụ động,
thờ ơ trong khi thu thập thông tin sẽ làm giảm hiệu quả khâu chuẩn bị. Tuy
nhiên để chỉ thu thập tài liệu thôi thì chưa đủ, để đạt được mục tiêu, cần tập trung vào phân tích và đưa ra một số
phán đoán.
v Thuận lợi
-
Thông tin ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú,
-
Các phương tiện đưa tin :sách, báo, đài…phát triển,
-
Hệ thống internet toàn cầu, các phương tiện hỗ trợ tìm kiếm
phát triển giúp tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn,
v Khó khăn
Công tác thu thập thông tin là một
trong những thao tác quan trọng của khâu chuẩn bị cho đàm phán, và cũng là công
việc khó khăn và chiếm nhiều thời gian.
-
Quá nhiều thông tin nhưng thường phân tán nên dễ gây bối rối,
-
Nguồn thông tin khá đa dạng song đa số là nguồn không chính
thống
-
Hàu hết các bên tham gia đàm phán đều muốn giấu đi những
thông tin bên mình

-
Bản thân khối lương thông tin cho cuộc đàm phán song phương
đã là rất lớn, có thêm chủ thể đàm phán tức là lượng thông tin cần tìm hiểu
tăng thêm.
-
Các bên tham gia đàm phán đều có những tính toán riêng, các
thông tin liên quan thường được che giấu
-
Khó khăn hơn trong xác định đọ tin cậy của thông tin
Trịnh Xuân Thủy - CT38B - Học viện Ngoại giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét