Ký ức thời sinh viên

Ký ức thời sinh viên

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013



VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MỘT NỀN KINH TẾ



Một nền kinh tế luôn phải đảm bảo thực hiện tốt các chức năng cơ bản sau: Sản xuất cho ai, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào. Một cá nhân hay một tổ chức riêng lẻ không thể thực hiện được các chức năng đó mà chỉ có chính phủ và thị trường mới có khả năng thực hiện được. Vai trò của mỗi yếu tố trên lên các chức năng là khác nhau.

I/ Vai trò của thị trường
1-     Sản xuất cái gì:
Thị trường có nhu cầu mua những thứ tốt nhất với giá phù hợp nhất, từ đó nền kinh tế phải có những chiến lược , kế hoạch đưa ra những mặt hàng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Từ việc xác định được nhu cầu của thị trường, nền kinh tế sẽ xây dựng được kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình là quyết định sản xuất hàng hóa nào, dịch vụ nào.
Sự tương tác của cung và cầu, cạnh tranh trên thị trường  sẽ hình thành nên giá của hàng hóa và dịch vụ. Giá thị trường định hướng cho nhà sản xuất biết họ sẽ phải sản xuất cái gì. Nền kinh tế sẽ sản xuất loại hàng hóa nào có giá cao hơn trên thị trường.
Thêm vào đó, lợi nhuận cũng là yếu tố chi phối việc sản xuất gì trong cơ chế thị trường. Lợi nhuận sẽ đưa người sản xuất tới những loại hàng hóa người tiêu dùng cần nhiều hơn, có lãi hơn.
2-     Sản xuất cho ai:
Thị trường là môi trường để người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Thị trường giúp nền kinh tế xác định đối tượng kinh doanh mà mình hướng đến để sản xuất sản phẩm và  xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra.
Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua bán của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua tiền lương, tiền lãi, tiền thuế và lợi nhuận trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm  sẽ mua trên thị trường. Từ đó các nhà sản xuất sẽ xác định được đối tượng kinh doanh của mình.
3-     Sản xuất như thế nào:
·       Lựa chọn công nghệ sản xuất nào:
Thị trường cho doanh nghiệp biết nên lựa chọn công nghệ sản xuất nào cho phù hợp nhất, sao cho khi trừ đi chi phí công nghệ thì nhà sản xuất sẽ có được lợi nhuận tối đa nhất. Đồng thời, nhà sản xuất sẽ định giá sản phẩm theo chi phí sản xuất sẵn sang đổi mới kĩ thuật và công nghệ nếu nó mang lại lợi nhuận cao hơn.
·       Lựa chọn các yếu tố đầu vào nào:
Yếu tố đầu vào đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm sau này. Chính vì vậy, nhà sản xuất sẽ chọn yếu tố đầu vào sao cho ít tốn kém nhất mà lại cho chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất có thể, như thế giá sản phẩm cao sẽ mang lại cho nhà sản xuất lợi nhuận cao nhất.
·       Lựa chọn phương pháp sản xuất:
Phương pháp sản xuất sẽ quyết định sản xuất sản phẩm đó trong bao lâu. Chính vì vậy nhà sản xuất thường chọn phương pháp sản xuất nào nhanh mà ít tốn kém nhất để có thể đạt được năng suất tối đa, cho lợi nhuận tối đa.
II/ Vai trò của chính phủ:
1-     Sản xuất cái gì:
·       Cung cấp thông tin: kinh tế - chính trị - xã hội có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
·       Phân tích, đánh giá thực trạng của nền kinh tế hiện nay, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trong hiện tại và tương lai. Dự báo phát triển kinh tế trong tương lai.
·       Đưa ra các chính sách thích hợp để tăng sức mua và sức cung của xã hội:
Đối với sức mua:
-        Chính sách nâng cao thu nhập dân cư
-        Chính sách giá cả hợp lý
-        Chính sách tiết kiệm và tín dụng cần thiết
-        Chính sách tiền tệ ổn định, tránh lạm phát
Đối với sức cung:
-        Chính sách hấp dẫn đối với đầu tư của các trong nước và nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh
-        Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giao lưu hàng hóa.
Yêu cầu chung căn bản nhất đối với môi trường kinh tế là ổn định, đặc biệt là ổn định giá cả và tiền tệ, giá cả không leo thang và tiền tệ không lạm phát  lớn và chính phủ sẽ thực hiện chức năng này.
2-     Sản xuất cho ai:
·       Tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông hàng hóa.
·       Tạo sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội.
·       Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan truyền thông mạnh nhất của quốc gia, góp phần cung cấp thông tin thị trường  cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
·       Bằng các chính sách phải tạo ra một môi trường kỹ thuật hiện đại, thích hợp, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.

3-     Sản xuất như thế nào:
Điều chỉnh các quan hệ phân chia lợi ích và quan hệ phân phối thu nhập:
Các quan hệ phân chia lợi ích:
·       Quan hệ trao đổi hàng hóa: Nhà nước điều tiết quan hệ cung cầu sản xuất hàng hóa để trao đổi và tiêu dùng trên thị trường bình thường, chống gian lận thương mại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ.
·       Quan hệ phân chia lợi tức trong các công ty: Bằng các chính sách, nhà nước điều tiết quan hệ này sao cho được công bằng, văn minh, quan hệ chủ thợ tốt đẹp.
Các quan hệ phân phối thu nhập:
·       Quan hệ đôi với công quỹ quốc gia: Các doanh nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp tích lũy cho ngân sách  và các khoản phải nộp khác , chẳng hạn như sử dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
·       Quan hệ giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng: Nhà nước điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao vào ngân sách và phân phối lại, hỗ trợ những người có thu nhập thấp, những vùng nghèo, để giảm bớt sự chện lệch về mức sống.


TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét