TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ KINH TẾ THẾ GIỚI
Đề tài 1: Quan hệ biện chứng giữa việc thực hiện
chính sách kinh tế mới (NEP) với những vấn đề chính trị ở Liên Xô 1921-1925.
Không bao lâu sau cách mạng tháng
mười, việc thực hiện kế hoạch xây dựng CNXH của Lê Nin bị gián đoạn bởi cuộc
nội chiến 1918-1920. Vừa phải chống thù trong vừa phải chống giặc ngoài, chính
vì vậy trong thời kỳ này, Lê Nin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến là
trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối
thiểu. Đồng thời, xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ, xoá bỏ việc mua bán lương
thực tự do trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và
bộ máy nhà nước.Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong
thắng lợi của nhà nước Xô viết. Nhờ nó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ
thù, bảo vệ được nhà nước Xô viết .
Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại,
chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm
hãm sự phát triển của sản xuất. Hậu quả của chiến tranh đối với nền kinh tế rất
nặng nề, thêm vào đó chính sách chưng thu lưng thực thừa đã làm mất động lực
đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ làm mất tính năng động
của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng
kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh
tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới của Lê nin được đề xướng để đáp
ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng CNXH trong giai đoạn mới . Do
đó Đại hội X của Đảng Bônsêvíc Nga đã chủ trương thay thế chính sách cộng sản
thời chiến bằng chính sách kinh tế mới (NEP) để đáp ứng nhu cầu của thời bình.
Nhờ có chính sách kinh tế mới mà
chỉ trong vòng một năm rưỡi nhân dân Liên Xô đã đạt được những kết quả rực rỡ,
có ý nghĩa quyết định trong kinh tế, tình cảnh của nông dân và đa số những
người tiểu sản xuất đã được cải thiện; trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ đã có sự
tiến triển, không còn cảnh công nhân bất bình, trong lĩnh vực công nghiệp nặng
đã bắt đầu tích luỹ được vốn cần thiết để vực nền công nghiệp nặng đi lên. Nền
kinh tế Liên Xô đã dần đi vào ổn định và đạt được những thành quả nhất định.
Tình hình chính trị cũng ổn định hơn, nhân dân Liên Xô đặt niềm tin vào Đảng
Bônsêvích nhiều hơn.
Khi chính trị chuyển trọng tâm
quân sự trong thời chiến sang kinh tế trong thời bình, đây là một quá trình khó
khăn và phức tạp, đòi hỏi cần xem xét một cách kĩ càng mối quan hệ biện chứng
giữa vấn đề chính trị và kinh tế.
Qua những gì mà chính sách kinh tế
mới NEP mang lại, chúng ta có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa chính trị
và kinh tế. Chính sách kinh tế NEP đã mang lại cho Liên Xô những thành quả về
kinh tế. Đồng thời, NEP cũng mang đến cho tình hình chính trị lúc bấy giờ một
biện pháp để ổn định và giải quyết các vấn đề bất ổn.
Thứ nhất, NEP đã đặt đúng vị trí
của nông dân trong công cuộc khôi phục, xây dựng đất nước, NEP đã xác định đúng
đắn vấn đề “bắt đầu từ nông dân”, đưa việc cải thiện đời sống nông dân và phát
triển lực lượng sản xuất của họ lên hàng đầu. Thực chất của Chính sách thuế
lương thực, là một trong những biện pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cấp thiết
để cải thiện đời sống của nông dân và nâng cao năng lực sản xuất của chính họ.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp, NEP đã thực hiện củng cố, xây dựng liên minh
công nông - một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện cách mạng xã hội chủ
nghĩa đối với những nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế tiểu
nông. Nếu trong giai đoạn giành chính quyền, liên minh công nông, chủ yếu được
xây dựng trên cơ sở chính trị, thì trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
NEP đã cho thấy phải củng cố, xây dựng liên minh này cả trên cơ sở kinh tế,
nghĩa là phải quan tâm đến lợi ích kinh tế của nông dân, tạo ra các mối quan hệ
khăng khít giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Thứ hai, việc cho phép tự do sản
xuất buôn bán, khuyến khích mở rộng thị trường, đồng thời tổ chức lại phương
pháp lãnh đạo kinh tế, đã dẫn đến sự củng cố và khôi phục, các công cụ quản lý
của nhà nước được áp dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó một vấn đề không kém
quan trọng là việc củng cố khối liên minh công nông chặt chẽ, bởi Lênin coi đó
là nguyên tắc cơ sở của nền chuyên chính vô sản, điều kiện không thể thiếu để
cải tạo công nghiệp và nông nghiệp theo con đường chủ nghĩa xã hội. Để khối
liên minh công nông được vững chắc cần phải dựa chặt chẽ trên vai trò lãnh đạo
của giai cấp công nhân, từ đó thấy được sự cần thiết phải củng cố chuyên chính
vô sản hay vai trò của Đảng cộng sản. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện NEP luôn
luôn phải gắn liền với tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và xây dựng bộ máy
nhà nước cho phù hợp với điều kiện bấy giờ.
Thứ ba, những thành quả của NEP về
kinh tế đã giáng một đòn nặng nề vào phe cánh hữu. NEP đã chứng mình và
cho các bè phái chống đối một thông điệp rằng con đường mà Đảng Bôn sê vích
đang đưa nhân dân Xô Viết đi theo là đúng đắn. NEP cũng đã giải quyết được
những chỗ chưa thực sự chính sác về mặt chính sách của giai cấp vô sản trước
đó. Đồng thời, NEP đã làm tăng lòng tin của nhân dân Xô Viết vào con đường mà
Đảng của giai cấp vô sản đang lãnh đạo.
Kinh tế và chính trị có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách dời nhau. Những thay về mặt kinh tế sẽ
tác động đến những đổi thay về mặt chính trị. Đồng thời những đổi thay về mặt chính
trị cũng làm cho sự phát triển của nền kinh tế thay đổi. Việc thực hiện NEP
cũng không phải là một ngoại lệ, NEP đã làm cho tình hình chính trị trong Liên
Xô lúc bấy giờ có những chuyển biến tích cưc. Ngược lại chính trị cũng có những
tác động nhất định trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới NEP.
Thứ nhất, thành phần chống đối
cách mạng ở Liên Xô luôn tìm cách phát hiện những sai trái trong các chính sách
của Đảng Bôn sê vích để đả kích và nói xấu về Đảng. Khi NEP được kiến nghị thực
hiện trong Đại hội X của Đảng Bôn sê vich thì đã có một bộ phận không đồng tình
về chính sách kinh tế này. Chính việc này đã khiến cho việc áp dụng và thực
hiện chính sách kinh tế mới có phần bị chậm trễ trong thời gian đầu.
Thứ hai, những bất ổn về mặt chính
trị đã tác động trực tiếp vào quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới. Có
thể một bộ phận nhân dân không còn thực sự tin vào Đảng nữa nên đã không thực
hiện chính sách kinh tế mới đúng như những gì Đảng đã chỉ đạo. Chính điều này
phần nào đã làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện NEP lúc đầu không được đồng
bộ, toàn diện, sâu sắc vào thời gian đầu.
Thứ ba, những thành quả của NEP
bước đầu đã làm cho tình hình chính trị ổn định hơn. Đồng thời, tình hình chính
trị ổn định sẽ giúp cho việc thực hiện NEP được hiệu quả và thành công hơn ở
những giai đoạn về sau. Nhân dân Liên Xô sẽ đặt niềm tin vào Đảng nhiều hơn,
chính điều này sẽ giúp cho NEP được thực hiện đồng bộ, toàn diện, sâu sắc hơn
và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của NEP sau này.
Qua đây, chúng ta có thể thấy được
mối qua hệ biện chứng chặt chẽ của việc thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)
và những vấn đề chính trị ở Liên Xô 1921-1925. NEP đã tác động trực tiếp đến
tình hình chính trị Liên Xô lúc bấy giờ đi theo hướng tích cực hơn. Đồng thời, tình
hình chính trị Liên Xô lúc bấy giờ cũng tác động đến NEP khiến cho việc thực
hiện NEP lúc ban đầu chưa thực sự tốt nhưng tình hình chính trị ổn định về sau
đã tác động tích cực đến việc thực hiện chính sách kinh tế mới.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay cho thấy chính sách kinh tế mới của Lênin, và đặc biệt là
mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị, là mẫu mực về một giải pháp tình thế và
là đường lối mang tính chiến lược, đem lại cho chúng ta cơ sở lý luận về con
đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hôi bỏ qua giai đoạn tiến lên chủ nghĩa
tư bản. Trước đổi mới, chúng ta đã phạm sai lầm trong việc cải cách, đổi mới
khi đã quá vội vàng và tuyệt đối hóa vai trò của chính trị, vai trò của việc sử
dụng các biện pháp hành chính mà bỏ qua biện pháp kinh tế. Hậu quả là cả một
giai đoạn đất nước trì trệ không thể phát triển, đời sống nhân dân nghèo đói
khổ cực. Tại Đại hội XII của Đảng, Đảng ta đã nhận ra sai lầm của mình và tiến
hành sửa đổi, vận dụng tinh thần của NEP.
NEP được áp dụng ở Việt Nam chính
là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, tất cả các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước. Ngoài ra, song song với phát triển kinh tế Đảng ta vận dụng tư
tưởng của Lênin về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và xây dựng bộ máy nhà
nước trong sạch, vững mạnh, khắc phục triệt để mọi biểu hiện quan liêu trong
các tổ chức Đảng và chính quyền. Chỉ có như vậy nước ta mới có thể tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể
trong nước cũng như bối cảnh quốc tế đương thời.
Họ tên: TRỊNH XUÂN THỦY
Lớp: CT38B - Mã sinh
viên: CT38B0058
Học viện Ngoại giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét