Ký ức thời sinh viên

Ký ức thời sinh viên

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013


TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Nội dung:
I-      Bức tranh toàn cảnh của các TNCs tại Việt Nam
II-    Tác động của các TNCs đối với nền kinh tế
1/ Các mặt tích cực
2/ Các mặt tiêu cực và hạn chế
III-    Đề xuất đối với các TNCs ở Việt Nam
IV-    Kết luận
I -  Bức tranh toàn cảnh các công ty xuyên quốc(TNCs) gia tại Việt Nam:
- Số lượng:  Số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư cho biết: tính đến cuối tháng tư năm nay có 106 trong danh sách 500 TNCs lớn nhất thế giới (theo xếp hạng của tạp chí Fortune năm 2006) có mặt tại Việt Nam, với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD vốn thực hiện, chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
- Hình thức đầu tư: Các TNC hầu hết lựa chọn đầu tư 100% vốn nước ngoài, chiếm 50% vốn đăng ký hiện nay và hình thức này đang có xu hướng gia tăng.
- Phân bố: Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ có xu hướng đi từ hai đầu đất nước tiến về Miền Trung, từ ven biển dần vào sâu trong nội địa. Đó cũng là một tất yếu vì ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh ven biển có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc cũng như các điều kiện thuận lợi khác. Bên cạnh đó là do thay đổi về cơ cấu ngành cần nhiều lao động có tay nghề, các vùng miền núi xa xôi khó đáp ứng được yêu cầu nên vẫn chưa thu hút được sự chú trọng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư­ trực tiếp Nhật Bản tại Việt Nam theo địa ph­ương (1988 - 2005)
(Tính tới ngày 31/12/2005 - Chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị tính: Đô la Mỹ.
 STT
Địa ph­ương
Số dự án
Tổng vốn đầu t­ư
Vốn pháp định
Vốn đã thực hiện
1
Hà Nội
139
1.812.037.234
909.896.595
719.873.637
2
TP. Hồ Chí Minh
196
1.053.314.083
468.506.264
542.134.848
3
Đồng Nai
55
955.842.529
437.077.655
504.036.912
4
Thanh Hoá
2
622.517.000
180.635.000
341.800.000
5
Bình Dư­ơng
54
477.090.031
190.922.293
172.542.318
6
Hải Phòng
51
397.384.974
220.250.550
133.649.050
7
Bắc Ninh
6
143.980.291
54.228.291
126.000.000
8
Bà Rịa – Vũng Tàu
6
136.575.700
44.695.700
97.646.710
9
Đà Nẵng
9
76.581.714
37.221.714
16.352.225
10
Sơn La
1
2.500.000
800.000
800.000

- Nguồn gốc: Các TNC ở Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ các nước châu Á. Theo số liệu năm 2002, cả nước có 669 dự án FDI được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí 1,333 tỉ USD. Số dự án và vốn nhiều nhất thuộc về khu vực Đông Á (0,94 tỉ USD), sau đó đến châu Âu (0,2 tỉ USD) và Mỹ (0,14 tỉ USD)
- Loại hình: Các TNC hoạt động ở Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu đầu tư vào các ngành điện tử, dệt may, nông lâm hải sản chế biến, dịch vụ du lịch và khách sạn.
II – Tác động của các TNCs đối với nền kinh tế Việt Nam:
1/ Các mặt tích cực:
·       Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước
Nguồn vốn của các công ty xuyên quốc gia là một nguồn lực quan trọng trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện tích lũy còn thấp, nhu cầu về vốn lớn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nước.
Nhưng điều quan trọng hơn của nguồn vốn này đó là nhờ có nó, nhiều nguồn lực trong nước ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước có thể khơi dậy để đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Nhờ nguồn vốn này, nhiều ngành mới đã được hình thành và phát triển; đồng thời nguồn vốn công nghệ cũng đã giúp chúng ta tiếp cận được với một số lĩnh vực hiện đại.
·       Góp phần thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Các TNCs góp phần tích cực thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sự tiến bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nước nông nghiệp chuyển dần thành một nước công nghiệp của nước ta trong thời gian qua có đóng góp không nhỏ của các TNCs. Các TNCs giúp tăng nhanh tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là của các ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. Các TNCs chiếm tỷ trọng cao trong các ngành sản xuất công nghiệp (gần 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp), tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới, góp phần tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Bảng: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế qua các năm, Đơn vị: %
Năm
1985
1995
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2011
GDP
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông - lâm - thủy sản
40,2% 
27,18
25,77
24,53
23,24
23,03
22,54
21,8
22,02%
Công nghiệp và xây dựng
27,4%
28,76
32,08
36,73
38,13
38,49
39,47
40,2
40,79%
Dịch vụ
32,4%
44,06
42,15
38,73
38,63
38,48
37,99
38,0
37,19% 
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê

·       Phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm
Các công ty xuyên quốc gia đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp. Thông qua các dự án đầu tư, các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương đồng thời đào tạo lực lượng lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của công ty mình.
Bên cạnh đó, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra rất nhiều cơ hội, động lực cho sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi mục tiêu có thu nhập cao. Đặc biệt các nước đang phát triển như Việt Nam thì vai trò của các công ty xuyên quốc gia lại càng trở nên quan trọng hơn, nó giúp chúng ta phát triển nguồn lực lao động, nhất là đội ngũ có trình độ chuyên môn kĩ thuật và quản lý, từ đó tạo tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra các công ty xuyên quốc gia thường có các hoạt động trợ giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các thiết bị khoa học phục vụ cho việc đào tạo.
·       Thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế
Để có thể hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần có một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng đều. Các công ty xuyên quốc gia đã giúp chúng ta giải quyết được các vấn đề này. Bên cạnh đó các công ty xuyên quốc gia cũng giúp tăng trưởng xuất khẩu, từ đó nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế.
Các công ty xuyên quốc gia, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải tự thay đổi để thích ứng và cạnh tranh tốt. Có thể nói các công ty xuyên quốc gia đã góp phần đưa Việt Nam tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng cao nhất với các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập.
Ví dụ: Theo Ngân hàng thế giới báo cáo, trong năm 2009, Việt Nam được xếp vào một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khắp toàn cầu với mức tăng trưởng GDP 5,3%. Theo dự đoán của Price waterhouse Cooper năm 2008, Việt Nam có thể là nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025, với mức tăng trưởng tiêm năng gần 10%.
Nguồn: www.asiancoastdevelopment.asia
2/ Các mặt tiêu cực:
·       Phát triển không đồng đều giữa các ngành và các vùng miền.
Mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận, doanh số và  ưu thế cạnh tranh. Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu, chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững. Vì vậy các công ty xuyên quốc gia thường lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực, các vùng miền có thị trường lớn, bảo toàn được vốn và thu được lợi nhuận cao, còn các ngành, các vùng có lãi suất thấp, yêu cầu đầu tư vốn lớn, chuyển vốn chậm không thu hút được các công ty xuyên quốc gia. Điều này dẫn đến sự phân bổ không đồng đều của sự đầu tư của TNCs giữa các vùng miền và các ngành kinh tế. Dẫn đến sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng miền và các ngành kinh tế.
Ví dụ : Tỉ lệ đầu tư lớn nhất dành cho các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu; phía Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Miền Bắc chiếm 27%, miền Trung 9%, miền Nam 64%.
  • Áp lực cạnh tranh
Sự đầu tư của TNCs vào Việt Nam đã mang các mặt hàng kinh tế vào thị trường Việt Nam. Các mặt hàng này có thể có chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn bởi vì họ sử dụng công nghệ cao hơn sẽ chèn ép, cạnh tranh với các mặt hàng trong nước, làm cho sức tiêu các mặt hàng trong nước giảm dần và dần thay thế các mặt hàng trong nước. Dẫn đến việc Việt Nam bị phụ thuộc vào nước ngoài về mặt hàng kinh tế đó.
Ví dụ: Từ năm 2008 đến nay, thị trường thuốc bảo vệ thực vật, có 142 công ty, trong đó có 5 công ty xuyên quốc gia đến từ Thụy Sĩ, Hoa Kì, Nhật Bản, Hongkong, Trung Quốc chiếm phần lớn nguồn cung, khiến cạnh tranh trở nên gay gắt và các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp buộc phải mở rộng việc xuất khẩu sang các thị trường Lào và Campuchia.
Nguồn: cafef.vn

  • Một số TNCs lạm dụng ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu, thậm chí gây sức ép với cơ quan quản lý nhà nước
Trong một số liên doanh, các TNCs nước ngoài sử dụng các ưu thế của mình để chèn ép các doanh nghiệp trong nước, hướng tới độc quyền trong nền kinh tế tự do hóa hiện nay. Việc các mặt hàng của các TNCs độc chiếm thị trường Việt Nam sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả, ví dụ trong trường hợp công ty xuyên quốc gia đó lâm vào khủng hoảng thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Sự khủng hoảng về kinh tế sẽ dẫn đến các bất ổn về chính trị. Vì vậy Việt Nam cần phải cảnh giác với sự liên kết của các TNC với các doanh nghiệp nhà nước, tránh để xảy ra những tiêu cực.
Ví dụ: Trong thời gian vừa qua, việc công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc là C.P Pokphand (CPP) mua và giành quyền kiểm soát Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam dẫn đến mối lo ngại thị trường chăn nuôi bị nước ngoài thao túng.
Nguồn: www.cand.com.vn
  • Công nghệ lạc hậu
Với mục tiêu giảm tối thiểu chi phí sản xuất và chi phí chuyển giao công nghệ, các TNCs mang đến Việt Nam những công nghệ đã lỗi thời hoặc không còn sử dụng được ở nước sở tại. Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ cho các công nghệ hết hạn đó. Đồng thời việc chuyển giao công nghệ quá nhanh sẽ dẫn đến việc lao động Việt Nam không thích ứng nhanh chóng được.
Ví dụ:  Năm 2011, một số công ty may mặc của Trung Quốc chuyển giao công nghệ lạc hậu vào Việt Nam bằng việc vận chuyển các máy móc đã lỗi thời hoặc đã quá hạn sử dungh, sau một thời gian bỏ không vì không còn sử dụng được.

  • Ô nhiễm môi trường

Các TNCs nhiều lúc vẫn chưa chấp hành đúng các quy định của Việt Nam về bảo vệ môi trường. Trong khi khai thác hay chế biến sản xuất, các một số các TNCs vẫn bỏ qua các giai đoạn cần thiết cho việc bảo vệ môi trường để đạt được chi phí lớn nhất. Việc đó đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và môi trường sống của các hộ dân xung quanh

Ví dụ: Công ty Viguato: Gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu dân cư (21/11/2012) . Cư dân sinh sống tại khu dân cư (KDC) Nam Long (KP.1, P.Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM) phải chịu đựng tiếng ồn, mùi hôi khó chịu và nước thải từ Công ty TNHH sản xuất nông dược vi sinh Viguato.

Nguồn: www.tinnhanhmoitruong.vn

III – Đề xuất đối với các TNCs ở Việt Nam

1. Phương án thu hút các TNCs đầu tư vào VN:
- Tăng cường công tác hoạch định chiến lược thu hút vốn đầu tư
Thiếu một quy hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề đáng lưu ý trong việc hoạt động của các TNCa tại Việt Nam. Một số ngành đã không thu hút được các dự án đầu tư đáng kể trong khi nhiều ngành đã đầu tư quá mức, vượt quá nhu cầu. Ngoài ra, đối với một số dự án chúng ta còn quá dễ dãi, chấp nhận tràn lan nên số lượng các dự án không có tính khả thi nhiều, tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, cần nâng cao hiệu quả của công tác hoạch định chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
- Đồng bộ, ổn định và làm rõ ràng hơn hệ thống luật pháp, chính sách 
Nước ta chưa có một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện nên việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, cũng như quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của họ chưa được xác định nhất quán. Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao. Trong nhiều trường hợp, luật pháp và chính sách thay đổi đột ngột làm đảo lộn các phương án kinh doanh của các nhà đầu tư.
- Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó thúc đẩy sự đầu tư của các TNCs 
Cần chú trọng hơn trong việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hành vi sách nhiễu của một số cán bộ thừa hành đã làm biến dạng chính sách, chủ trương của Nhà nước, làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, bởi vậy cần tăng cường sự chặt chẽ trong việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công chức và công nhân kĩ thuật có trình độ
Một số cán bộ quản lý, công chức và công nhân kĩ thuật trong các liên doanh còn yếu về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế.  Một số cán bộ trong các liên doanh chỉ chú ý đến thu nhập và lợi ích cá nhân mà làm thiệt hại đến lợi ích chung. Do đó cần có những chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên chức.
2. Phương án tăng cường thu hút việc đầu tư của TNC vào phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam để tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững hơn:
- Trong giai đoạn trước mắt cần tập trung thu hút đầu tư vào ba vùng kinh tế trọng điểm. Cần phải chấp nhận phương án “phát triển mất cân đối” trong thời gian đầu để tạo sự cân đối sau này nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế trong ngắn hạn. Ba vùng kinh tế trọng điểm làm đầu tầu cho cả nền kinh tế nhưng không phát triển độc lập mà lên kết với các vùng khác qua thị trường hàng hoá, thị trường lao động và thị trường các yếu tố sản xuất khác. Do đó, việc tập trung thu hút đầu tư vào ba vùng này không những đáp ứng được ngay yêu cầu của các nhà đầu tư mà còn có tác dụng thúc đẩy kinh tế của các vùng khác.
- Khuyến khích hơn nữa đầu tư vào lĩnh vực chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản, gắn với các vùng nguyên vật liệu, trồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm, nhằm khai thác tiềm năng của các vùng lãnh thổ khác, khắc phục chênh lệch giữa các vùng.
3. Kiến nghị khai thác các TNCs có hiệu quả hơn:
- Tạo lập đối tác đầu tư trong nước:
Đối tác đầu tư có năng lực và uy tín với nước ngoài chính là một nhân tố hấp dẫn các TNCs, tạo môi trường làm việc gần gũi thân thiện hơn giữa ta với các TNCs. Một dự án đầu tư giữa các TNCs vào một quốc gia nào đó mà thông qua đối tác đầu tư trong nước thì dự án đó sẽ tiến hành tốt hơn. Vì vậy việc tạo lập đối tác đầu tư trong nước là vô cùng quan trọng.
- Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý:
Cơ chế quản lý và năng lực quản lý giữ vai trò quyết định trong việc khai thác các TNCs có hiệu quả hay không và tạo lập được môi trường đầu tư. Muốn khai thác các TNCs một cách có hiệu quả thì cần phải có những cơ chế quản lý phù hợp.
Ví dụ: Toàn việc quá trình tiếp nhận cho đến việc cấp phép đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc một cửa, một đầu mối. Tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh đầu tư khi cần thiết.
- Phát triển cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế vì vậy muốn khai thác các TNCs một cách có hiệu quả hơn cả trước mắt và lâu dài  thì cần có một cơ sở hạ tầng phát triển và đảm bảo hiện đại.
4. Kiến nghị để giải quyết vấn đề môi trường:
- Cần đưa ra các hình phạt nghiêm khắc và mạnh mẽ đối với các trường hợp làm ô nhiễm môi trường
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên định kỳ đối với các TNCs để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm
- Khen tặng, trao thưởng các TNCs hoạt động vì các lợi ích cộng đồng, vì môi trường xanh – sạch – đẹp
IV – Kết luận
Các TNCs đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của quốc gia. Xu hướng di chuyển luồng đầu tư từ các TNCs gần đây đang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới), Việt Nam có lợi thế khách quan do có các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, đồng thời là thành viên của ASEAN với việc thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan - CEPT nên sẽ huy động và thu hút được nhiều TNCs đến đầu tư, thúc đẩy tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Song bên cạnh những tác động tích cực, thì những bất lợi đặt ra cũng là điều không thể tránh khỏi, do vậy, chúng ta cần phải thu hút đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, luật pháp... và đáp ứng được các mục tiêu mà Đảng và nhà nước đặt ra. Để nắm bắt cơ hội, để thu hút và khai thác những lợi thế TNCs mang lại một cách hiệu quả nhất trên các khu vực kinh tế, cần chỉ đạo chặt chẽ, sáng tạo và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng đồng bộ các biện pháp góp phần đưa Việt Nam phát triển hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước, thúc đẩy Việt Nam hoàn thành mục tiêu chiến lược năm 2020.

TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét