Ký ức thời sinh viên

Ký ức thời sinh viên

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013



HỌC THUYẾT KINH TẾ TRỌNG THƯƠNG

   I - Hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời:
+ Về mặt lịch sử:

Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, tức là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm vi các nước Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.
+Về kinh tế: Kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tầng lớp thương nhân tăng cường thế lực Do đó trong thời kỳ này thương nghiệp có vai trò rất to lớn. Nó
đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp.
+ Về mặt chính trị:
Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, đang lên, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến.
+ Về phương diện khoa học tự nhiên:
Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địa lý như: Crixtốp Côlông tìm ra Châu Mỹ, Vancôđơ Gama tìm ra đường sang Ấn Độ Dương… đã mở ra khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước phương Tây.
+ Về mặt tự tưởng, triết học:
Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề cao tư tưởng tư sản, chống lại tư tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống lại những thuyết giáo duy tâm của nhà thờ…

   II - Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản (tầng lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản đang hình thành.
+ Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế.
+ Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất coi trọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế.
+ Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông mà chưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất.
+ Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau, nhưng ở các nước khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau. Ví dụ: ở Pháp chủ nghĩa trọng thương kỹ nghệ Pháp, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọng kim, ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại.
Tóm lại, chủ nghĩa trọng thương ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Lý luận còn đơn giản

thô sơ, nhằm thuyết minh cho chính sách cương lĩnh chứ không phải là cơ sở của chính sách cương lĩnh. Mặt khác, đã có sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành quy tắc, cương lĩnh, chính sách. Có thể nói chủ nghĩa trọng thương là hiện thực và tiến bộ trong điều kiện lịch sử lúc đó.

 III - Những tư tưởng kinh tế chủ yếu và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng thương
  Những tư tưởng kinh tế chủ yếu
+ Thứ nhất, họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Theo họ “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”, “sự giầu có tích luỹ được dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”.
Tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải, đồng nhất tiền với của cải và sự giàu có, là tài sản thực sự của một quốc gia. Quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ.
Tiền để đánh giá tính hữu ích của mọi hình thức hoạt động nghề nghiệp.
+ Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương, họ cho rằng: “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”, “muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Từ đó đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi.
+ Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác (mua rẻ, bán đắt).
+ Thứ tư, Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.
  IV -  Các giai đoạn phát triển, những đại biểu tiêu biểu của trường phái
1 - Thời kỳ đầu: (còn gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ - “Bảng cân đối tiền tệ”)
Từ giữa thế kỷ thứ XV kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVI, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:
- Starford (người Anh)
- Xcanphuri (người Italia)
Tư tưởng trung tâm của thời kỳ này là: bảng hệ thống (cân đối) tiền tệ. Theo họ “cân đối tiền tệ” chính là ngăn chặn không cho tiền tệ ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về. Để thực hiện nội dung của bảng “cân đối tiền tệ” họ chủ trương thực hiện chính sách hạn chế tối đa nhập khẩu hàng ở nước ngoài, lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hoá trong nước, giảm lợi tức cho vay để kích thích sản xuất và nhập khẩu, bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán phải sử dụng số tiền mà họ có mua hết hàng hoá mang về nước họ.
Giai đoạn đầu chính là giai đoạn tích luỹ tiền tệ của chủ nghĩa tư bản, với khuynh hướng chung là biện pháp hành chính, tức là có sự can thiệp của nhà nước đối với vấn đề kinh tế.
 2 - Thời kỳ sau: (còn gọi là học thuyết về bảng cân đối thương mại)
Từ cuối thế kỷ thứ XVI kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVIII, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:
- Thomas Mun (1571 – 1641), thương nhân người Anh, giám đốc công ty Đông Ấn;
- Antonso Serra (thế kỷ XVII), nhà kinh tế học người Italia;
- Antoine Montchretien (1575 – 1621), nhà kinh tế học Pháp.
Thời kỳ này chủ nghĩa trọng thương được coi là chủ nghĩa trọng thương thực sự: Họ không coi “cân đối tiền tệ” là chính mà coi “cân đối thương nghiệp” là chính: cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu, thực hiện thương mại trung gian, thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng hoá trong nước và các xí nghiệp công nghiệp - công trường thủ công. Đối với nhập khẩu: tán thành nhập khẩu với quy mô lớn các nguyên liệu để chế biến đem xuất khẩu. Đối với việc tích trữ tiền: cho xuất khẩu tiền để buôn bán, phải đẩy mạnh lưu thông tiền tệ vì đồng tiền có vận động mới sinh lời, do đó lên án việc tích trữ tiền.
So với thời kỳ đầu, thời kỳ sau có sự phát triển cao hơn (đã thấy được vai trò lưu thông tiền tệ và phát triển sản xuất được quan tâm đặc biệt). Trong biện pháp cũng khác hơn, không dựa vào biện pháp hành chính là chủ yếu mà dựa vào biện pháp kinh tế là chủ yếu. Tuy vậy vẫn cùng mục đích: Tích luỹ tiền tệ cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, chỉ khác về phương pháp và thủ đoạn.
Nhìn chung học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương ở hai giai đoạn đều cho rằng nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu và phải tích luỹ tiền tệ. Tuy nhiên các phương pháp tích luỹ tiền tệ là khác nhau. Vào cuối thế kỷ thứ XVII, khi nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản phát triển chủ nghĩa trọng thương đã đi vào con đường tan rã, sớm nhất là ở Anh.
Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương:
Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương là một tất yếu vì:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất, thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển sang cả lĩnh vực sản xuất. Ảo tưởng làm giàu, bóc lột nước nghèo thuần tuý nhờ hoạt động thương mại không thể tồn tại. Tính chất phiến diện của chủ nghĩa trọng thương đã bộc lộ.
+ Thực tế đòi hỏi phải phân tích, nghiên cứu sâu sắc sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: bản chất các phạm trù kinh tế (hàng hoá, giá trị, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận,…), nội dung và vai trò của các quy luật kinh tế (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu,…). Chủ nghĩa trọng thương không giải quyết được các vấn đề kinh tế đặt ra.
+ Các chính sách theo quan điểm trọng thương đã hạn chế tự do kinh tế, mâu thuẫn với đông đảo tầng lớp tư bản công nghiệp trong giai cấp tư sản, trong nông nghiệp, nội thương.
Với sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương, các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời thay thế trong đó nổi bật là học thuyết của chủ nghĩa trọng nông Pháp và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh.
 V - Đánh giá chung
Thành tựu
+ Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương so sánh với nguyên lý trong chính sách kinh tế thời kỳ Trung cổ đã có một bước tiến bộ rất lớn, nó thoát ly với truyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn lý luận được trích dẫn trong Kinh thánh
+ Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể:
- Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền;
- Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận;
- Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản;
- Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ.
Hạn chế
+ Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương có rất ít tính chất lý luận và thường được nêu ra dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận mang nặng tính chất kinh nghiệm (chủ yếu thông qua hoạt động thương mại của Anh và Hà Lan).
+ Những lý luận của chủ nghĩa trọng thương chưa thoát khỏi lĩnh vực lưu thông, nó mới chỉ nghiên cứu những hình thái của giá trị trao đổi. Đánh giá sai trong quan hệ trao đổi, vì cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được do kết quả trao đổi không ngang giá.
+ Nặng về nghiên cứu hiện tượng bên ngoài, không đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế.
+ Một hạn chế rất lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là đã quá coi trọng tiền tệ (vàng, bạc), đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để xem xét nền sản xuất TBCN.
+ Trong kinh tế đề cao vai trò của nhà nước thì lại không thừa nhận các quy luật kinh tế.

Tóm tắt
+ Về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi tan rã. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời.
Chủ nghĩa trọng thương là lý luận kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản (tầng lớp tư sản thương nhân trong điều kiện chế độ phong kiến tan rã nhưng giai cấp phong kiến vẫn nắm địa vị thống trị, giai cấp tư sản đang lên là giai cấp tiên tiến, có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm quyền thống trị.
Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thương là: rất ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương còn mang tính không triệt để vì thế không chỉ giai cấp tư sản mà cả giai cấp quý tộc cũng để phục vụ lợi ích của mình. Chủ nghĩa trọng thương còn mang tính dân tộc, nó xuất hiện một cách độc lập ở hầu hết các nước Tây Âu, mỗi nước có sắc thái riêng phản ánh đặc điểm kinh tế của các nước đó.
+ Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, trực tiếp phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản thương nghiệp trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản:
- Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng, bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải.
- Để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương.
- Họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra.
- Đề cao vai trò của nhà nước.
+ Đánh giá chung:

Tuy còn hạn chế về lý luận song hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng đã tạo ra những tiền đề kinh tế cho các lý thuyết kinh tế thị trường sau này, đặc biệt là những quan điểm về vai trò kinh tế của nhà nước.


TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO



Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013


Khái niệm và phân biệt TNCs và MNCs

 I/ Định nghĩa:
TNCs – Transnational Coporation: Các công ty xuyên quốc gia là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ sẽ kiểm soát tài sản của các công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ phần.
MNCs – Multinational corporation: Các công ty đa quốc gia là công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Là công ty cổ phần đóng góp từ nhiều cá nhân của các quốc gia khác nhau. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.

 II/ Phân biệt:
Từ đó ta có thể phân biệt giữa MNCs và TNCs theo một số tiêu chí sau:


TNCs
MNCs

Cơ cấu tổ chức
Gồm công ty mẹ và các công ty con nằm ở các nước khác trong đó công ty mẹ được đặt tại nước sở tại

Công ty mẹ đặt tại nước khác
H́nh thức tài sản
Do các quốc gia tự túc và toàn quyền
Có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau

Tuy nhiên nhiên nhìn nhận dưới giác độ tổ chức sản xuất, công ty đa quốc gia được định nghĩa là chủ thể của quá trìnhnh sản xuất mang tính quốc tế, khi quá trình này có thể diễn ra ở một nước, nhưng lại do một công ty có trụ sở ở nước khác kiểm soát. Theo cách hiểu đó, công ty đa quốc gia được hợp nhất với khái niệm công ty xuyên quốc gia. Chính vì thế mà người ta thường gộp 2 khái niệm về TNC và MNC là một.

TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO






VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MỘT NỀN KINH TẾ



Một nền kinh tế luôn phải đảm bảo thực hiện tốt các chức năng cơ bản sau: Sản xuất cho ai, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào. Một cá nhân hay một tổ chức riêng lẻ không thể thực hiện được các chức năng đó mà chỉ có chính phủ và thị trường mới có khả năng thực hiện được. Vai trò của mỗi yếu tố trên lên các chức năng là khác nhau.

I/ Vai trò của thị trường
1-     Sản xuất cái gì:
Thị trường có nhu cầu mua những thứ tốt nhất với giá phù hợp nhất, từ đó nền kinh tế phải có những chiến lược , kế hoạch đưa ra những mặt hàng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Từ việc xác định được nhu cầu của thị trường, nền kinh tế sẽ xây dựng được kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình là quyết định sản xuất hàng hóa nào, dịch vụ nào.
Sự tương tác của cung và cầu, cạnh tranh trên thị trường  sẽ hình thành nên giá của hàng hóa và dịch vụ. Giá thị trường định hướng cho nhà sản xuất biết họ sẽ phải sản xuất cái gì. Nền kinh tế sẽ sản xuất loại hàng hóa nào có giá cao hơn trên thị trường.
Thêm vào đó, lợi nhuận cũng là yếu tố chi phối việc sản xuất gì trong cơ chế thị trường. Lợi nhuận sẽ đưa người sản xuất tới những loại hàng hóa người tiêu dùng cần nhiều hơn, có lãi hơn.
2-     Sản xuất cho ai:
Thị trường là môi trường để người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Thị trường giúp nền kinh tế xác định đối tượng kinh doanh mà mình hướng đến để sản xuất sản phẩm và  xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra.
Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua bán của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua tiền lương, tiền lãi, tiền thuế và lợi nhuận trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm  sẽ mua trên thị trường. Từ đó các nhà sản xuất sẽ xác định được đối tượng kinh doanh của mình.
3-     Sản xuất như thế nào:
·       Lựa chọn công nghệ sản xuất nào:
Thị trường cho doanh nghiệp biết nên lựa chọn công nghệ sản xuất nào cho phù hợp nhất, sao cho khi trừ đi chi phí công nghệ thì nhà sản xuất sẽ có được lợi nhuận tối đa nhất. Đồng thời, nhà sản xuất sẽ định giá sản phẩm theo chi phí sản xuất sẵn sang đổi mới kĩ thuật và công nghệ nếu nó mang lại lợi nhuận cao hơn.
·       Lựa chọn các yếu tố đầu vào nào:
Yếu tố đầu vào đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm sau này. Chính vì vậy, nhà sản xuất sẽ chọn yếu tố đầu vào sao cho ít tốn kém nhất mà lại cho chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất có thể, như thế giá sản phẩm cao sẽ mang lại cho nhà sản xuất lợi nhuận cao nhất.
·       Lựa chọn phương pháp sản xuất:
Phương pháp sản xuất sẽ quyết định sản xuất sản phẩm đó trong bao lâu. Chính vì vậy nhà sản xuất thường chọn phương pháp sản xuất nào nhanh mà ít tốn kém nhất để có thể đạt được năng suất tối đa, cho lợi nhuận tối đa.
II/ Vai trò của chính phủ:
1-     Sản xuất cái gì:
·       Cung cấp thông tin: kinh tế - chính trị - xã hội có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
·       Phân tích, đánh giá thực trạng của nền kinh tế hiện nay, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trong hiện tại và tương lai. Dự báo phát triển kinh tế trong tương lai.
·       Đưa ra các chính sách thích hợp để tăng sức mua và sức cung của xã hội:
Đối với sức mua:
-        Chính sách nâng cao thu nhập dân cư
-        Chính sách giá cả hợp lý
-        Chính sách tiết kiệm và tín dụng cần thiết
-        Chính sách tiền tệ ổn định, tránh lạm phát
Đối với sức cung:
-        Chính sách hấp dẫn đối với đầu tư của các trong nước và nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh
-        Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giao lưu hàng hóa.
Yêu cầu chung căn bản nhất đối với môi trường kinh tế là ổn định, đặc biệt là ổn định giá cả và tiền tệ, giá cả không leo thang và tiền tệ không lạm phát  lớn và chính phủ sẽ thực hiện chức năng này.
2-     Sản xuất cho ai:
·       Tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông hàng hóa.
·       Tạo sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội.
·       Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan truyền thông mạnh nhất của quốc gia, góp phần cung cấp thông tin thị trường  cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
·       Bằng các chính sách phải tạo ra một môi trường kỹ thuật hiện đại, thích hợp, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.

3-     Sản xuất như thế nào:
Điều chỉnh các quan hệ phân chia lợi ích và quan hệ phân phối thu nhập:
Các quan hệ phân chia lợi ích:
·       Quan hệ trao đổi hàng hóa: Nhà nước điều tiết quan hệ cung cầu sản xuất hàng hóa để trao đổi và tiêu dùng trên thị trường bình thường, chống gian lận thương mại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ.
·       Quan hệ phân chia lợi tức trong các công ty: Bằng các chính sách, nhà nước điều tiết quan hệ này sao cho được công bằng, văn minh, quan hệ chủ thợ tốt đẹp.
Các quan hệ phân phối thu nhập:
·       Quan hệ đôi với công quỹ quốc gia: Các doanh nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp tích lũy cho ngân sách  và các khoản phải nộp khác , chẳng hạn như sử dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
·       Quan hệ giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng: Nhà nước điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao vào ngân sách và phân phối lại, hỗ trợ những người có thu nhập thấp, những vùng nghèo, để giảm bớt sự chện lệch về mức sống.


TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Compare Titanic and Avatar


Avatar  and Titanic are two movies of James Cameron which ‘re very popular over all the world. With our, Jame Cameron is very suitable with title “King of box office”. Not only two movie have many similarities but also some differences.

First of all, two movies was made by director Jame Cameron. They have great cost, long time to make, using many special techniques, large number of actor and big revenue.

Second, besides similarities, they also have many differences. The cost of Avatar is more than Titanic by 30 millions USD. More over, if Titanic was made in near 3 years, Avatar was made in 4 years.  And Titanic only used 500 scenes with special techiques but Avatar used up to 3000 scenes with special techniques. Next is different by number of actor. Avatar used  37 actors and millions of character made by computer. Besides Titanic used up to 100 actors and 100 popular charactors. Both movies used  special scenes. If Titanic have a reservoirs with 18,5 millions of litre water and a model ship near similar to true ship, Avatar also use a system with 40 thousand processors computer and data storage with 68 terabyte to create forest of Pandora planet.  Moreover, the length of Titanic is 194 minutes, meanwhile the length of Avatar is 156 minutes. Both 2 movies have a big revenue but Titanic have more revenue.

Finally, two 2 movies are different, yet alike. Both Avatar and Titanic are very wonderful to watch. They will be popular and keep many record in history of cinema in the world.



TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


TUYÊN BỐ
VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA PHÙ HỢP VỚI HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC

Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970
DECLARATION ON PRINCIPLES OF INTERNATIONAL LAW CONCERNING FRIENDLY RELATIONS AND CO-OPERATION AMONG STATES IN ACCORDANCE WITH THE CHARTER OF THE UNITED NATIONS

United Nations General Assembly
Resolution 2625 (XXV), 24 October 1970

LỜI NÓI ĐẦU

Đại Hội đồng Liên hợp quốc,
Xác nhận lại một lần nữa những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc rằng mục đích cơ bản của Liên hợp quốc là giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
Nhắc lại rằng các dân tộc của Liên hợp quốc được xem xét qua thực tiễn chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác như những láng giềng tốt,
Nhận thức tầm quan trọng của việc gìn giữ và củng cố hòa bình quốc tế dựa trên sự tự do, bình đẳng, công bằng và tôn trọng các quyền con người cơ bản và sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và trình độ phát triển,
Nhận thức rõ tầm quan trọng hết sức to lớn của Hiến chương Liên hợp quốc trong việc phát triển luật điều chỉnh giữa các quốc gia,
Xem xét rằng việc tuân thủ một cách tận tâm những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia và sự thực hiện có thiện chí các nghĩa vụ của các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc là sự quan trọng bậc nhất cho sự gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế và cho việc thực hiện những mục đích khác của Liên hợp quốc,
Ghi nhận rằng những sự thay đổi to lớn về chính trị, kinh tế , xã hội và tiến bộ khoa học đang diễn ra trên thế giới từ khi Hiến chương được thông qua đưa đến thừa nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của những nguyên tắc đó và nhu cầu áp dụng chúng một cách có hiệu quả hơn của các quốc gia,
Nhắc lại nguyên tắc đã được ghi nhận rằng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và các bộ phận của vũ trụ sẽ không thể bị chiếm đoạt hoặc đòi hỏi chủ quyền, bởi việc dùng vũ lực hoặc chiếm đóng, hoặc bằng bất kỳ cách thức nào khác, và quan tâm đến thực tế là việc xem xét chúng đang được chuyển đến cho Liên hợp quốc về việc ghi nhận những điều khoản thích hợp với đòi hỏi tương tự,
Đoan chắc rằng việc các quốc gia tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho các quốc gia cùng chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác, khi mà trong thực tiễn các hình thức can thiệp không chỉ vi phạm nội dung và tinh thần của Hiến chương mà còn tạo ra các hoàn cảnh có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế,
Nhắc lại nghĩa vụ của các quốc gia từ bỏ các hình thức cưỡng ép về quân sự, chính trị, kinh tế hay bất kỳ hình thức nào khác chống lại độc lập chính trị hay toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào,
Xem xét sự cần thiết là tất cả các quốc gia sẽ từ bỏ việc sử dụng và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại độc lập chính trị hay toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào hoặc bất kỳ hình thức nào không phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc,
Xem xét sự cần thiết của việc các quốc gia giải quyết các tranh chấp của họ bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương,
Xác nhận rằng, phù hợp với Hiến chương, tầm quan trọng của sự bình đẳng về chủ quyền và nhấn mạnh rằng, mục đích của Liên hợp quốc chỉ có thể được thực hiện khi mà các quốc gia được hưởng sự bình đẳng về chủ quyền và tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của nguyên tắc đó trong các quan hệ quốc tế của mình,
Đoan chắc rằng việc các dân tộc vẫn bị thuộc địa, lệ thuộc, bị bóc lột sẽ là một trở ngại lớn cho việc phát triển hoà bình và an ninh quốc tế,
Tin chắc rằng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc sẽ là sự đóng góp có ý nghĩa cho luật quốc tế hiện tại, và việc áp dụng có hiệu quả sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền,
Tin chắc rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm mục đích làm chia rẽ toàn bộ hoặc một phần sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc sự độc lập chính trị của quốc gia đó là không phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương,
Xem xét một cách tổng thể những điều khoản của Hiến chương và lưu ý đến những nghị quyết tương ứng do các cơ quan có thẩm quyền của Liên hợp quốc thông qua đề cập đến nội dung của những nguyên tắc đó,

Thừa nhận sự phát triển và pháp điển hóa không ngừng của những nguyên tắc sau đây:
a. Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mục đích của Liên hợp quốc.
b. Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình miễn là không làm xâm hại đến hoà bình, an ninh và công lý.
c. Nghĩa vụ không can thiệp vào những công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, phù hợp với Hiến chương này.
d. Nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương
e. Nguyên tắc vầ quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc
f. Nguyên tắc bình đẳng về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia
g. Nguyên tắc các quốc gia sẽ thực hiện một cách thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương để bảo đảm rằng việc áp dụng những nguyên tắc đó có hiệu quả trong cộng đồng quốc tế sẽ khuyến khích việc thừa nhận các mục đích của Liên hợp quốc.
Thừa nhận những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

1. Long trọng tuyên bố những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mục đích của Liên hợp quốc.
Tất cả mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bằng bất kỳ cách thức nào không phù hợp với những mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc. Việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực sẽ là sự vi phạm luật pháp quốc tế và không bao giờ được sử dụng như là các biện pháp giải quyết các vấn đề quốc tế.
Chiến tranh xâm lược là tội ác chống lại hòa bình và phải chịu trách nhiệm theo luật pháp quốc tế
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ mưu đồ chiến tranh xâm lược phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi phạm sự tồn tại của các đường biên giới của các quốc gia khác, hoặc sử dụng như là các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia.
Cũng như vậy, mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi phạm các đường ranh giới quốc tế như giới tuyến ngừng bắn, được thiết lập bằng bởi một thỏa thuận quốc tế mà quốc gia đó là một bên, hoặc tương tự như vậy, có nghĩa vụ phải tuân thủ. Không có bất kỳ điều nào được đề cập ở trên sẽ được hiểu là sự gây tổn hại đến địa vị của các bên đối với quy chế và hiệu lực của các đường ranh giới đó theo các chế độ pháp lý đặc biệt hoặc ảnh hưởng đến trạng thái tạm thời của các quốc gia đó.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ mọi hành động trả đũa bao gồm cả việc sử dụng vũ lực
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành động bạo lực nhằm loại bỏ quyền của các dân tộc trong việc soạn thảo nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết đối với quyền của các dân tộc đó được tự quyết, tự do và độc lập.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các lực lượng không chính quy hoặc các nhóm vũ trang bao gồm cả lính đánh thuê để xâm nhập lãnh thổ của các quốc gia khác.
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc tổ chức, xúi giục, trợ giúp hoặc tham gia vào các hành vi nội chiến hoặc khủng bố ở một quốc gia khác hoặc là ngầm chấp nhận những hoạt động được tổ chức ở trên lãnh thổ của mình liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các hành vi đó, khi mà các hành vi được mô tả trong khoản này bao hàm một sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp. Không một điều nào nói ở trên sẽ được hiểu như là sự ảnh hưởng đến:
a. Những điều khoản của Hiến chương này hoặc bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào khác có trước Hiến chương này và có hiệu lực theo luật quốc tế
b. Các quyền hạn của Hội đồng Bảo an theo Hiến chương
Tất cả các quốc gia sẽ theo đuổi với thiện chí các cuộc đàm phán nhằm sớm ký kết một điều ước toàn cầu về giải trừ quân bị tổng thể và hoàn toàn dưới sự giám sát quốc tế có hiệu quả và cố gắng chấp nhận những biện pháp nhằm giảm bớt áp lực quốc tế và tăng cường lòng tin giữa các quốc gia.
Tất cả các quốc gia sẽ tuân thủ với thiện chí các nghĩa vụ của mình những nguyên tắc và quy tắc của luật quốc tế được thừa nhận chung đối với việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế và sẽ nỗ lực làm cho hệ thống an ninh của Liên hợp quốc dựa trên Hiến chương này ngày càng hiệu quả hơn.
Không một điều nào nói ở trên đây được hiểu là sự mở rộng hoặc thu hẹp bằng bất kỳ cách thức nào phạm vi của các điều khoản của Hiến chương này liên quan đến các trường hợp sử dụng vũ lực được coi là hợp pháp
Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng các biện pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế.
Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế
Mọi quốc gia do vậy sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc toà án; sử dụng trung gian khu vực, thỏa thuận hoặc những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn. Trong việc tìm kiếm những biện pháp giải quyết tranh chấp, các bên đồng ý rằng những biện pháp hòa bình sẽ là thích hợp đối với những hoàn cảnh cụ thể và bản chất của tranh chấp.
Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp đã nêu ở trên, các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp mà các bên thỏa thuận.
Các quốc gia trong tranh chấp cũng như các quốc gia khác sẽ từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại gây nguy hiểm cho việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, và sẽ hành động phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp. Sự đề nghị, hoặc sự chấp nhận về quá trình giải quyết mà các quốc gia tự nguyện đồng ý đối với các tranh chấp đang tồn tại hoặc trong tương lai mà các bên liên quan sẽ không được coi là vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.
Không có điều nào được nói ở trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều khoản có thể áp dụng của Hiến chương, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia khác, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
Không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, và với bất kỳ lý do nào, vào các công việc đối nội hoặc đối ngoại của một quốc gia khác. Vì thế, can thiệp quân sự và tất cả các hình thức can thiệp hoặc mưu toan đe dọa nhằm chống lại phẩm cách của quốc gia hoặc chống lại cơ sở chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia đó sẽ được coi là vi phạm luật pháp quốc tế.
Không một quốc gia nào có thể sử dụng hoặc khuyến khích việc sử dụng các biện pháp kinh tế chính trị hoặc bất kỳ cách thức nào khác nhằm cưỡng ép quốc gia khác để từ đó có được sự lệ thuộc vào việc thực hiện các quyền chủ quyền của mình và bảo đảm lợi thế của mình dưới bất kỳ hình thức nào. Ngoài ra, không một quốc gia nào có thể tổ chức, trợ giúp, xúi giục, giúp đỡ tài chính, khuyến khích hoặc ngầm đồng ý các hoạt động khủng bố, lật đổ hoặc hoạt động quân sự trực tiếp nhằm lật đổ chế độ hiện hành của một quốc gia khác, hoặc can thiệp vào cuộc nội chiến của một quốc gia khác.
Việc sử dụng vũ lực nhằm loại bỏ bản sắc riêng của các dân tộc sẽ là sự vi phạm các quyền không thể tách rời của các dân tộc đó và vi phạm nguyên tắc không can thiệp.
Mỗi quốc gia có quyền không thể tách rời trong việc lựa chọn chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mình mà không có bất kỳ sự can thiệp của các quốc gia khác
Không một điều nào được nói đến ở trên sẽ được hiểu là sự phản ánh những điều khoản có liên quan của Hiến chương Liên hợp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới
Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương
Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa.
Vì mục đích đó:
a. Mọi quốc gia sẽ hợp tác với các quốc gia khác để duy trì hòa bình va an ninh quốc tế
b. Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo
c. Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ
Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ hành động tập thể hoặc riêng rẽ để hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc
Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế gới. Các quốc gia nên hợp tác để phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc
Bởi nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc được long trọng ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của mình mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài; tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này, phù hợp với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ khuyến khích sự thừa nhận nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, thông qua các hành động tập thể hoặc riêng rẽ phù hợp với những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc, và thực hiện sự trợ giúp đối với Liên hợp quốc trong việc thực hiện các trách nhiệm do Hiến chương giao phó liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc này, nhằm:
a. Phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
b. Chấm dứt ngay lập tức chế độ thuộc địa, tôn trọng sự tự do thể hiện ý nguyện của các dân tộc thuộc địa
Và nhận thức rõ rằng việc tiếp tục bị thuộc địa, phụ thuộc và bị bóc lột bởi nước ngoài của các dân tộc sẽ là sự vi phạm của nguyên tắc này, cũng như là sự phủ nhận các quyền cơ bản của con người, và sẽ là trái với Hiến chương Liên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ khuyến khích, thông qua các hành động tập thể hoặc riêng rẽ sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và quyền tự do cơ bản phù hợp với Hiến chương
Việc thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền, sự tự do liên kết hoặc hợp nhất với một quốc gia độc lập hoặc dưới bất kỳ quy chế chính trị nào do một dân tộc tự do quyết định sẽ chính là các cách thức thực hiện quyền tự quyết của dân tộc ấy.
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ các hành động vũ lực nhằm tước đi sự soạn thảo những nguyên tắc hiện tại về quyền tự quyết, tự do và độc lập của các dân tộc. Để chống lại những hành động vũ lực nói trên và thực hiện quyền tự quyết của mình, các dân tộc có quyền tìm kiếm và quyền nhận được sự trợ giúp phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc
Lãnh thổ của một thuộc địa hoặc một lãnh thổ chưa tự quản, theo Hiến chương sẽ có quy chế pháp lý độc lập và tách biệt đối với lãnh thổ của quốc gia quản lý lãnh thổ đó; quy chế độc lập và tách biệt theo Hiến chương này vẫn sẽ tồn tại cho đến khi nhân dân của lãnh thổ thuộc địa hoặc chưa tự quản đó thực hiện quyền tự quyết của mình phù hợp với Hiến chương, đặc biệt là những mục đích và nguyên tắc của nó.
Không một điều nào được nói đến ở trên sẽ được hiểu là trao quyền hoặc khuyến khích bất kỳ hành động nào dẫn đến việc chia cắt, làm suy yếu toàn bộ hoặc một phần sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc sự thống nhất về chính trị của một quốc gia độc lập có chủ quyền thực hiện phù hợp với nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc được đề cập đến ở trên, và do đó có một chính quyền đại diện cho toàn thể nhân dân sống trên lãnh thổ đó mà không có sự phân biệt về màu da, tín ngưỡng hoặc chủng tộc.
Tất cả mọi quốc gia sẽ từ bỏ mọi hành động có chủ ý nhằm phá vỡ toàn bộ hoặc một phần thống nhất dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.
Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia
Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội.
Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau:
a. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
b. Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn
c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm
e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình
f. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác
Nguyên tắc các quốc gia thực thiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực thiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung.
Khi mà những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mâu thuẫn với những nghĩa vụ của các thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương Liên hợp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến chương sẽ có ưu thế hơn.
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
2. Tuyên bố rằng
Việc giải thích và áp dụng những nguyên tắc nêu trên là có sự tương quan với nhau và mỗi nguyên tắc sẽ được hiểu trong mối quan hệ với những nguyên tắc khác. Không một điều nào trong Tuyên bố này sẽ được hiểu là sự vi phạm đối với các điều khoản của Hiến chương hoặc đối với quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo Hiến chương hoặc đối với quyền của các dân tộc theo Hiến chương, có lưu ý đến sự soạn thảo những quyền đó trong Tuyên bố này
3. Tuyên bố thêm rằng
Những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc được ghi nhận trong Tuyên bố này sẽ là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và vì thế kêu gọi tất cả các quốc gia áp dụng những nguyên tắc đó trong thực hiện các quan hệ quốc tế và phát triển các quốc tế tương ứng trên cơ sở triệt để tuân thủ những nguyên tắc này.

Nguồn: Công ty Luật Hồng Hà

TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO