Ký ức thời sinh viên

Ký ức thời sinh viên

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam






KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
 Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Dàn bài:
I/ Lý thuyết về nhập khẩu hàng hóa
II/ Thực trạng nhập khẩu hàng hóa ở VN
1. Trước gia nhập WTO
2. Sau gia nhập
III/ Đánh giá và Giải pháp

Nội dung cụ thể:


I / LÍ THUYẾT VỀ NHẬP KHẨU


1/ Khái niệm và đặc điểm


* Khái niệm: Nhập khẩu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác, trong giao dịch dùng ngoại tệ của một nước hay một ngoại tệ mạnh trên thế giới để trao đổi.


* Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu: 


- Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán quốc tế, nó là một hệ thống các quan hệ mua bán rất phức tạp và có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài. Vì thế hoạt động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó cũng có thể gây những hậu quả do tác động với cả hệ thống kinh tế bên ngoài, mà một quốc gia tham gia nhập khẩu không thể khống chế được.


- Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu khác nhau. Từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, giao dịch, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi



nhận hàng hoá và thanh toán. Các khâu, các nhiệm vụ phải được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để nắm bắt được những lợi thế và đạt được kết quả mà mình mong muốn.



2/ Vai trò và phân loại nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định tới sản xuất và đời sống trong nước.
* Vai trò: nhập khẩu thể hiện vai trò ở những khía cạnh:

- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước.
- Bổ sung kip thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm báo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.
Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân (thỏa mãn  nhu cầu trực tiếp về tiêu dùng + đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động)
- Thúc đẩy xuất khẩu (nhập khẩu tạo đầu vào cho SX hàng XK, tạo môi trường thuận lợi cho XK hàng ra nước ngoài)

*Phân loại
- Nhập khẩu bổ sung: bổ sung hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu.
- Nhập khẩu thay thế: nhập khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi  bằng nhập khẩu.
3/ Nguyên tắc nhập khẩu và  chính sách nhập khẩu của nước ta
* Nguyên tắc:
- Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu
-Nhập khẩu thiết bị kĩ thuật tiên tiến hiện đại.
* Chính sách:
Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta đến năm 2010, tầm nhìn 2020, chính sách nhập khẩu của nhà nước ta trong những năm tới là:
-        Ưu tiên nhập khẩu máy móc và thiết bị công nghệ mới phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho tăng trưởng xuất khẩu
-        Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng XK và SX hàng tiêu dùng để giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu.


-        Bảo hộ sản xuất nội địa: sử dụng hạn ngạch nhập khẩu và thuế để kiểm soát việc nhập khẩu của quốc gia. Điều đó giúp kích thích phát triển sản xuất trong nước.

II - THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Nguồn: Tổng cục hải quan và Tổng cục thống kê
Số liệu năm 2012, 2011
1/ Trước khi gia nhập WTO
1.1 - Từ 1976 – 1985:
Chúng ta nhập khẩu hầu hết là các nước xã hội chủ nghĩa là chính: Liên xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu theo xã hội chủ nghĩa. Do lúc đó nước ta chưa mở cửa, chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa là chính nên việc nhập khẩu với các nước tự bản gần như là hạn chết
Các mặt hàng chính: hàng gia dụng, máy móc, các trang thiết bị, vũ khí quân sự... Chúng ta vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh đã tàn phá hết sức nặng nề, cần phải tái thiết đất nước, giữ gìn trật tự. Vì vậy chúng ta đã nhập các mặt hàng trên để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
1.2  - Từ 1986 - 2005:
Đất nước ta đã nhập khẩu thêm từ các nước khác trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore...... Có thể thấy, chính chính sách Đổi mới đã tác động không nhỏ đến việc nhập khẩu các hàng hóa từ các nước. Chúng ta đã bắt đầu nhập hàng hóa của cả các nước tư bản và các nước xã hội chủ nghĩa.
Các mặt hàng chính: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, sắt thép, xăng dầu, các sản phẩm điện tử…Lúc này, để hội nhập với kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường vững mạnh. Tuy nhiên, do các thiết bị máy móc, phụ tùng, các sản phẩm của ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu để thực hiện nên chúng ta cần phải nhập khẩu các mặt hàng trên.
2       - Sau khi gia nhập WTO
Tổng quan
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, nước ta đã thúc đẩy việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa với kim ngạch nhập khẩu như sau:


Qua các số liệu trên ta có thể thấy:
-        Từ năm 2001 đến năm 2011, nước ta là nước nhập siêu, có nhiều năm nhập siêu trên 2 con số. Nó đã nói lên vấn đề của nền kinh tế Việt Nam: nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
-        Riêng năm 2012, nước ta đã trở thành nước xuất siêu, tuy nhiên lượng suất siêu chưa cao. Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng nhưng vẫn cần phải cố gắng hơn nữa.
Về mặt cơ cấu: (nhìn Slide)
Các nhóm hàng chính mà ta đã nhập khẩu bao gồm:
-        Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với kim ngạch năm 2011 đạt 15,34 tỷ USD, năm 2012 đạt kim ngạch 16,04 tỷ USD.
-        Xăng dầu: năm 2011 ta nhập 10,7 triệu tấn– 9, 9 tỷ USD, năm 2012 9,2 triệu tấn -  8,96 tỷ USD
-        Sắt thép các loại: năm 2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 7,39 triệu tấn, tương đương 6,43 tỷ USD.Tính đến hết năm 2012, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 7,6 triệu tấn, tương đương 5,97 tỷ USD.


-        Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này năm 2012 là 13,1 tỷ USD, tăng 5,26 tỷ USD so với năm 2011.
-        Ô tô: năm 2011 54,6 nghìn chiếc, trị giá là hơn 1 tỷ USD, năm 2012 lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước là 27,4 nghìn chiếc.
-        Phân bón các loại: trong cả năm 2011, lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam là hơn 4,25 triệu tấn, trị giá là 1,78 tỷ USD. Năm 2012 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước là 3,96 triệu tấn.
Từ việc nhập các mặt hàng trên, chúng ta có thể thấy tuy chúng ta xuất khẩu với sản lượng lớn nhưng hầu hết các sản phẩm đều là nông nghiệp, thủy hải sản, nguyên liệu thô và đồ thủ công với giá trị thấp. Trong khi đó, chúng ta lại toàn nhập các sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt một số sản phẩm chúng ta có khả năng sản xuất tốt nhưng chúng ta vẫn nhập vào. Một số mặt hàng chúng ta cung cấp nguyên liệu thô nhưng lại phải mua các mặt hàng đó đã qua chế biến với giá cao.
Về thị trường:
Việt Nam đã và đang nhập khẩu từ hơn 64 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo Tổng cục hải quan thì vào tháng 2/2013, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với 4.475 triệu USD. Các vị tri tiếp theo là Hàn Quốc (2.910 triệu USD); Nhật Bản (1.644 triệu USD); …
10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam 2T.2013
STT
Thị trường
Giá trị nhập khẩu (Triệu USD)
1
Trung Quốc
4.745
2
Hàn Quốc
2.910
3
Nhật Bản
1.644
4
Đài Loan
1.223
5
Thái Lan
839
6
Singapore
732
7
Hoa Kỳ
713
8
Malaisia
685
9
Đức
435
10
Ấn Độ
416
Năm 2012 có 15 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên; nếu tính chung EU là một thị trường thì có 5 thị trường nổi bật mà Việt Nam nhập khẩu là:
1-     Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu) của Việt Nam, vượt rất xa so với thị trường đứng thứ hai.
Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).
Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn từ Trung Quốc, ngoài các yếu tố là giá cả hàng hoá rẻ; hai nước có chung biên giới dài, tại các vùng này xuất nhập khẩu mậu biên khá nhộn nhịp, mua bán bằng tiền của cả hai nước; mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu, còn có những nguyên nhân quan trọng khác cần đặc biệt quan tâm. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam ham giá rẻ; giá bỏ thầu các công trình xây dựng thấp...
2-     Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, chiếm 10,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 12,2%, cao gấp 1,7 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, có 13 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép).
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhập khẩu từ Nhật Bản đạt quy mô lớn là máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ cao; tiết kiệm nhiên liệu; Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp và nhà tài trợ vốn hỗ trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam.
3-     EU
EU là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn thứ tư, chiếm 7,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 13,3%, cao gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Trong khu vực EU, có một số thị trường mà Việt Nam nhập khẩu tương đối lớn, như Đức, Pháp, Italia,... nhưng đây cũng là những thị trường mà Việt Nam giữ vị thế xuất siêu lớn.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ các nước/thị trường trong khối EU chủ yếu là các nhóm hàng như: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, phương tiện vận tải & phụ tùng, dược phẩm, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện. Trị giá nhập khẩu của 4 nhóm hàng này chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU.

4-     ASEAN
Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) từ năm 1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó phải kể đến tình hình thương mại giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng phát triển.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy ASEAN là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đứng sau thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ; và là đối tác lớn thứ hai (sau Trung Quốc) cung cấp hàng hoá cho Việt Nam trong nhiều năm qua.

            Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: Hàng hoá mà các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu từ khu vực thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu;… Trị giá của 4 nhóm hàng này chiếm hơn 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.
            Nhiều nhóm hàng được nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường trên thế giới như: xăng dầu, dầu thô, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu,  dầu mỡ động thực vật, gỗ & sản phẩm gỗ …
Trong nội khối ASEAN, Singapore đứng đầu về xuất khẩu hàng hàng hóa sang Việt Nam, với tỷ trọng chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN; tiếp theo là Thái Lan (27,9%), Malaixia (16,4%),...

5-     Mỹ
Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam, chiếm 4,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, nhập khẩu từ Mỹ tăng 4,7%, thấp hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (15,6%).
Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó lớn nhất là máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; máy móc, thiết

bị và dụng cụ, phụ tùng; thức ăn gia súc; bông... song không có mặt hàng nào có kim ngạch thật lớn (chỉ có mặt hàng đầu tiên đạt khoảng 1 tỷ USD).
Ngoài ra, ở thị trường Châu Phi thì năm 2012, Năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 1 tỷ USD, giảm 19% so với năm 2011.Năm 2012, nước ta đã nhập khẩu hàng hóa từ 48/55 nước châu Phi.
Từ các thị trường trên, chúng ta có thể thấy rõ là Việt Nam đang tạo mối quan hệ nhập khẩu với các quốc gia kém phát triển, đang phát triển và phát triển trên thế giới. Nhờ việc tham gia WTO mà chúng ta đã có cơ hội tiếp cận được với nhiều thị trường mới hơn, từ đó  giúp cho chúng ta  nhập khẩu mặt hàng ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần làm cho đời sống kinh tế phát triển.
III. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP:
1.     Tổng kết, đánh giá:
1.1.          Tình hình nhập khẩu:
Từ các số liệu và dẫn chứng đã phân tích ở trên, có thể thấy Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều (với kim ngạch nhập khẩu lớn, hàng hóa đa dạng, số lượng lớn).
-        Trong cán cân thương mại: Nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, dẫn đến tình trạng nhập siêu
-        Trong cơ cấu hàng nhập khẩu:
·       Trước 2007: 70% nguyên vật liệu, 30% hàng tiêu dùng
·       Sau 2007: Có đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên cơ cấu vẫn còn chênh lệch lớn: 90% nguyên vật liệu, 10% hàng tiêu dùng
1.2.          Nguyên nhân:
-        Nhu cầu nhập khẩu thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất ngày càng tăng cao
-        Nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng cao + tâm lý “sính ngoại”
-        Ảnh hưởng của tỷ giá: Kim ngạch nhập khẩu tăng một phần do tỷ giá đồng VN giảm so với ngoại tệ
-        Chính sách chưa đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp phụ trợ (VD: khai thác dầu mỏ nhưng chưa chế biến đc hết => nhập khẩu xăng dầu)
-        Chính sách bảo hộ còn nhiều cảm tính:  Tập trung bảo hộ các ngành kém cạnh tranh (VD: SX ô tô) trong khi thiếu bảo hộ cho nông nghiệp và các ngành có năng lực cạnh tranh => ngược với thế giới: họ bảo hộ nông nghiệp và các ngành có khả năng cạnh tranh rất nhiều.
1.3.          Hệ quả, tác động:
Dẫn đến tình trạng nhập siêu (như đã nói trên) => Hệ quả:
a.     Tích cực:
-        Phản ánh sự phát triển của nền sản xuất nước nhà (nhập nguyên vật liệu => sản xuất, chế biến)
-        Thuế NK là nguồn thu lớn cho Chính phủ
b.     Tiêu cực:
-        Tăng tỉ lệ lạm phát: Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp quyết định tăng giá, VD: OPEC tăng giá dầu; hoặc do tỉ giá nội tệ so với ngoại tệ giảm) => giá bán hàng hóa trong nước tăng do chi phí đội lên => lạm phát
-        Giảm dự trữ ngoại tệ => ảnh hưởng cân bằng ngoại tệ trong nước => bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô (muốn điều chỉnh tỷ giá => khó)
-        Cơ cấu nhập khẩu chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước. VD:
·       VN vốn có lợi thế cạnh tranh nông nghiệp nhưng lại nhập khẩu lượng lớn thực phẩm (Gạo Thái Lan, Đài Loan; Hoa quả Trung Quốc...)
·       Nhiều hàng tiêu dùng xa xỉ, tuy tỷ trọng còn nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu nhưng cũng chiếm đến 50% tỷ trọng hàng tiêu dùng (ô tô, nội thất,...)

2.     Giải pháp
Để điều chỉnh, cân bằng nhập khẩu, hạn chế việc nhập siêu, có thể sử dụng các nhóm giải pháp chính sau đây:
2.1.          Giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ.
-        Từng bước điều chỉnh tỷ giá ở mức hợp lý:
Giả sử so sánh một mặt hàng vào hai thời điểm khác nhau với tỷ giá khác nhau là 1$ = 20.000VNĐ và 1$ = 25.000VNĐ. Nếu nhập khẩu hàng hóa đó vào lúc tỷ giá đồng Việ Nam thấp hơn (1$ = 25.000VNĐ) thì giá nhập khẩu sẽ cao hơn và ngược lại. Do đó, chính phủ cần phải từng bước điều chỉnh tỷ giá hợp lí nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nhập khẩu hàng hóa vào trong nước.
-        Quản lý nguồn ngoại tệ:
Vì nhập khẩu hàng hóa bắt buộc phải sử dụng ngoại tệ, nên quản lí nguồn ngoại tệ đảm bảo cho việc luôn luôn có đủ ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa một cách trôi chảy, thuận lợi.
2.2.          Giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa.
-        Thực hiện chính sách thuế phù hợp
-        Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhập khẩu (các mặt hàng cần thiết)
2.3.          Các giải pháp khác.
-        Áp dụng hạn ngạch đối với các mặt hàng tiêu dùng hoặc các mặt hàng trong nước đã sản xuất tốt
-        Sử dụng hàng rào về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm.
Đa số các hàng hóa áp dụng giải pháp này là các mặt hàng thiết yếu. Khi các tiêu chuẩn này càng được thắt chặt thì khả năng nhập khẩu hàng hóa vào trong nước càng thấp. Giải pháp này sẽ làm tăng giá thành của hàng hóa nội địa, đồng thời khắc phục một cách hiệu quả tình trạng nhập siêu.

LỜI KẾT
Cán cân xuất nhập khẩu nói chung và tình hình nhập khẩu nói riêng từ lâu vẫn luôn là câu chuyện đáng bàn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong tương lai gần, Chính phủ ta vẫn chủ trương kiểm soát chặt chẽ xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu, để giảm nhập siêu. Theo Dự kiến kế hoạch của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nước ta chủ trương đến năm 2015, tỉ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 12%. Số liệu thống kê trong những năm gần đây cũng cho thấy sự chuyển biến đáng mừng trong tình hình nhập khẩu nước nhà. Hy vọng rằng tình hình nhập khẩu sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào cải thiện và thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô trong những năm tới./.





1 nhận xét:

  1. Tìm người mua/nhà nhập khẩu sắt/thép thương hiệu SABIC - Ả RẬP SAUDI
    THÔNG TIN LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TÔI TẠI VIỆT NAM:
    HỌ TÊN: HOÀNG THỊ THƠ
    ĐIỆN THOẠI: 0356663128
    EMAIL: hoangthitho1256030165@gmail.com
    Website: https://sabicironsteel.blogspot.com/2019/02/tim-nguoi-mua-nha-nhap-khau-sat-thep-thuong-hieu-sa-bic-a-rap-saudi.html

    Trả lờiXóa