TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ KINH TẾ THẾ GIỚI
Quan hệ cuộc nội chiến Mĩ ( 1861 –
1865 ) và vấn đề phát triển trong thời kì độc quyền hóa (
1865 – 1913 ) ở nước này. Liên hệ với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam .
Bài làm
Cuộc nội chiến
năm 1861-1865 diễn ra tại Hoa Kì mà lịch sử thường gọi là chiến tranh li khai
đã diễn ra như thế nào và ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ thời bấy giờ ra sao và
tiếp nối đó là thời kì độc quyền hóa năm 1865-1913. Trải qua 2 thời kì trên
những tác động của tình hình chính trị, văn hóa... kéo theo sự thay đổi của nên
kinh tế .Nó khó có thể tránh được xu hướng phát triển của mối quan hệ sản xuất
khi lực lượng sản xuất phát triển, vậy mối quan hệ biện chứng ấy ra sao. Với VN
là 1 nước đi lên xã hội chủ nghĩa về vấn đề nguồn nhân lực đáng quan tâm ở đây
như thế nào. Qua cuộc nội chiến và thời kì độc quyền tại Mỹ sẽ giúp cho Việt
Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì để áp dụng vào đất nước ta.
Nói đến cuộc
nội chiến Hoa Kỳ ( 1861-1865) – cuộc chiến tranh các tiểu bang (War Between the
States), là một cuộc tranh chấp quân sự diễn ra tại Hoa Kỳ giữa Chính phủ Liên
bang và các tiểu bang phía nam vào giữa thế kỉ 19. Cuộc phân tranh Nam-Bắc –
chủ yếu diễn ra tại các tiểu bang phía Nam – kéo dài 4 năm và chấm dứt năm 1865
và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo
Leenin cuộc nội chiến ở Mĩ này là một cuộc chiến tranh chống lại chế độ nô lệ,
một cuộc chiên tranh tiến bộ và thực sự cách mạng, Lãnh đạo cuộc chiến tranh là
giai cấp tư sản Bắc Mĩ, công nhân da trắng, đen là những lực lượng đáng kể
trong cuộc chiến tranh. Chính sức mạnh của quần chúng đã buộc giai cấp tư sản
phải thông qua những biện pháp cách mạng kiên quyết để đưa nội chiến đến thắng
lợi.
Cùng với kết
quả đáng tự hào của cuộc cách mạng đó là toàn thể người nô lệ tại các tiểu bang
miền Nam được thả tự do. Nô lệ tại các tiểu bang ranh giới, kể cả Washington,
D.C., được trả tự do vào mùa xuân năm 1865. Khoảng 4 triệu người nô lệ được
phóng thích. Khoảng 970,000 người bị tử thương, gần 3 phần trăm tổng số dân Mỹ
trong đó 620,000 là binh sĩ chết trận hay vì bệnh tật. Số binh sĩ tử trận
trong Nội chiến Hoa Kỳ cao hơn tổng số lính chết trong những chiến cuộc khác
của quân Hoa Kỳ. Ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân và tên gọi
cuộc chiến đẫm máu này. Căn cứ theo thống kê dân số năm 1860, 8% người nam da
trắng Mỹ tuổi từ 13 đến 43 chết trong cuộc nội chiến (6% miền Bắc và 18% miền
Nam). Cuộc nội chiến mặc dù có thiệt hại về vật chất 6,7 tỷ USD, 600000 người
chết và 500000 người bị thương nhưng đã mang lại thắng lợi cho phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở phía Bắc. Tháng 5/1862, luật cư trú được ban hành, quy
định cấp phát đất ko mất tiền cho các chủ trại. Mỗi người được cấp 65ha. Đây là
giải pháp dân chủ và tiến bộ trong chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho nông
nghiệp hát triển theo hướng trang trậi tư bản chủ nghĩa, tạo thị trường rộng
lớn cho công nghiệp phát triển. “Luật giải phóng nô lệ” được ban hành ngày
1/1/1863, hơn 4 triệu lao động nô lệ da đen đã được giải phóng, là nguồn nhân
lực quan trọng bổ sung cho công nghiệp path triển. Đồng thời, chính sách bảo hộ
mậu dịch đã thực hiện trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, tạo cơ sở cho kinh tế nói
chung và công nghiệp nói riêng được phát triển nhanh chóng, đưa nước Mỹ vươn
lên vị trí hang đầu về kinh tế vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kết qủa như
mong đợi này là một thắng lợi quan trong của chủ nghĩa tư bản trong những năm
50 – 70 của thế kỉ XIX cuộc nội chiến là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản,
giai cấp tư sản đã dựa vào cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân để nắm chính
quyền thực hiện những biện pháp tích cực tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát
triển nhanh chóng. Ngay sau thời kì nội chiến nền kinh tế Mỹ dần bước vào thời
kì độc quyền với sự phát triển nhanh chóng vượt bậc có thể nói là rất nhanh,
bình quân là 7% năm những lĩnh vực và những con số cụ thể sau sẽ chứng minh
điều đó. Về công nghiệp: Đầu thế kỉ 20 Mỹ là cường quốc công nghiệp đứng đầu
thế giới. Sản xuất công nghiệp tăng 13 lần . Nhiều ngành công nghiệp phát triển
nhanh như luyện kim, tăng 20 lần . Năm 1913 sản lượng thép của Mỹ đạt 31,9
triệu tấn trong khi đó của cả Tây Âu là 35 triệu Ngành than là 517 triệu tấn
trong khi các nước Tây Âu là 439 triệu. Cũng trong năm này Mỹ chiếm hơn một nửa
lượng giầu cả thế giới. Ngoài ra ngành điện và chế tạo ô tô cũng vượt hơn so
với cả Tây Âu. Về nông nghiệp cũng đạt những thành tựu to lớn, phát triển theo
hương chuyên canh, thâm canh, sử dụng máy móc và kỹ thuật. Sản lượng nông
nghiệp 1913 tăng 4 lần so với 1870 ( 10 tỷ và 2,5 tỷ). xóa bỏ chế độ đồn điền
và chiếm hữu nô lệ. Trở thành nền nông nghiệp phát triển với hình thức trang
trại qui mô lớn, trở thành kiểu mẫu trên TG. Giao thông vận tải phát
triển mạnh , năm 1913 tổng chiều dài đường sắt tăng 3 lần so với năm 1870 . Tuy
nhiên, trong khi miền Bắc xây dựng được hệ thống đường xe lửa tốt liên kết giữa
các khu vực chính yếu thì tuyến đường xe lửa của miền Nam bị trì trệ, hư hỏng,
không kịp tu chỉnh. Trong đó, tuyến xe lửa (dặm) được xây dựng tại miền Bắc là
21.788 (71%) và tại miền Nam là 8.838 (29%) . Đường sắt:1913 chiều dài
đường sắt của nước Mỹ đạt 411000km gấp 5 lần so với 1870. Đường sắt phát triển
tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng, khai thác nguồn tiềm năng hiệu
quả của các nghành kinh tế mỹ. Trong những năm này, Mỹ phát triển hệ thống
đường sắt với quy mô lớn, thiết lập cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hóa đất nước,
tàu thuyền chạy bằng hơi nước làm cho giao thông trên sông nhanh hơn và rẻ hơn,
nhưng sự phát triển đường sắt thậm chí còn có tác động lớn hơn, nước Mỹ đã xây
dựng được các tuyến đường sắt nối liền đong Tây Nam Bắc tạo điều kiện giao lưu
kinh tế giữa các vùng trong cả nước, nó mở ra con đường phát triển cho rất
nhiều vùng lãnh thổ mới. Ngoại thương : phát triển mạnh , xuất khẩu năm 1913
tăng hơn 5 lần so với năm 1899.Năm 1899 đầu tư ra nước ngoài của Mỹ đạt
500$/năm, năm 1913 đạt 2.625 triệu $ tăng 5 lần. Năm 1870 kim ngạch xuất khẩu
đạt 377 triệu $/năm, năm 1914 đạt 5,5 tỉ$ thị trường buôn bán chủ yếu là Canada
và các nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ và Nhật Bản, ngoài ra còn có các nước thuộc
vùng biển Caribe, Trung Mỹ…
Qua 2 thời kì
trên có thể nói nền kinh tế của Mỹ có sự biến đổi rõ rệt. Quan hệ biện chứng
giữa trình độ LLSX và QHSX rõ ràng hơn hết, phương thức sản xuất của chủ
nghĩa tư bản ở miền Bắc đã thắng lợi.
Sau cuộc nội
chiến này chế độ nô lệ được xóa bỏ, xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía nam, xóa bỏ
quan hệ sản xuất phong kiến, phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát
triển công nghiệp trên toàn nước Mĩ, chế độ quý tộc ở miền Nam cũng biến mất
việc đó dẫn tới các đồn điền trồng bông ở miền Nam không còn mấy lợi nhuận thay
vào đó nền công nghiệp ở miền Bắc vốn dĩ đã phát triển rất nhanh do nhu cầu của
chiến tranh, nay nổi lên dẫn đầu. Các nhà công nghiệp trở thành người chi phối
nhiều lĩnh vực của đời sống quốc gia, bao gồm cả các hoạt động chính trị và xã
hội và khi ngành công nghiệp phát triển mạnh lên, thì kèm theo nó là các phương
pháp sản xuất hàng loạt ra đời,. Sau chiến tranh nền kinh tế Mỹ được thúc đẩy
bởi sự đổi mới và sáng chế thúc đẩy tăng trưởng to lớn của cơ sở hạ tầng công
nghiệp. Trong ngắn hạn, phát triển nhanh chóng và nhiều của nó là kết quả của
những tiến bộ trong sản xuất hàng loạt. Doanh nghiệp kinh doanh cá thể đã trở
thành xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ (Conte 2001) là một "kỳ vàng son"
ở Mỹ, được xây dựng bởi các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, vượt qua sự
đóng góp kinh tế nông nghiệp năm 1880.
èThắng lợi của
miền Bắc trong cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865) là tất yếu khách quan, khẳng định
sự đúng đắn trong nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển cấp tiến, nó sẽ xóa bỏ quan hệ
sản xuất cũ lạc hậu, xác lập quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. quan hệ sản
xuất phong kiến rõ ràng ko còn phù hợp với bối cảnh nước Mĩ bấy giờ, nó bị xóa
bỏ và thay thế bằng quạn hệ sản xuất tân tiến hơn: quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Chế độ bảo hộ
mậu dịch ra đời. Vào đêm trước của cuộc Nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865), các
tiểu bang công nghiệp ở miền Bắc đã chủ trương dựng lên hàng rào thuế quan thật
cao để bảo vệ ngành công nghiệp chế tạo của họ trước sự cạnh tranh từ châu Âu.
Các tiểu bang miền Nam thì chủ trương áp dụng thuế quan thấp vì họ nhập khẩu
rất nhiều hàng hóa tiêu dùng, từ vải lanh tới máy móc nông nghiệp Tuy nhiên,
tình trạng phân hóa nông dân cũng gay gắt, một số trở thành phú nông còn phần
đông nông dân bị phá sản, gia nhập hàng ngũ những người công nhân nông
nghiệp... Sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau cuộc Nội chiến đã đặt nền móng
cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại Hoa Kỳ. Sự bùng nổ các phát minh và sáng
chế mới xuất hiện, gây ra những biến đổi sâu sắc đến mức một số người đã gọi
các thành quả này là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”. èchính sách này
áp dụng trên toàn nước Mĩ.
Ngoài những ý
nghĩa to lớn mà cuộc nội chiến đã mang lại cho nền kinh tế Mĩ sau thời kì đó
nguyên nhân khiến cho kinh tế Mĩ thay đổi vượt bậc cũng không thể không kể đến
Mĩ là
một trong những quốc gia Mỹ rất giàu khoáng sản, đất đai canh tác màu mỡ và
được phú cho một khí hậu ôn hoà. Nó còn có đường bờ biển trải dài cả hai bên bờ
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cũng như trên vịnh Mêhicô. Những con sông bắt
nguồn từ sâu trong lục địa và hệ thống Hồ Lớn - gồm năm hồ lớn nội địa dọc theo
biên giới của Mỹ với Canada - cung cấp thêm mạng lưới giao thông đường thuỷ.
Những tuyến đường thủy mở rộng này đã giúp nước Mỹ tạo ra tăng trưởng kinh tế
trong nhiều năm và nối liền 50 bang riêng rẽ thành một khối kinh tế thống
nhất.
Thêm vào đó là
số lượng nhân công sẵn có, và điều quan trọng hơn là năng suất lao động của họ,
đã góp phần quyết định tình trạng lành mạnh của nền kinh tế. Xuyên suốt lịch sử
của mình, nước Mỹ đã có sự tăng trưởng liên tục về lực lượng lao động.
Thời
gian này tiếp tục thu hút vốn, lao động kỹ thuật từ các nước Châu Âu. Ví dụ :
1865- 1875 ngành đường sắt thu hút 2 tỉ USD đầu tư từ nước ngoài.Đẩy mạnh
nghiên cứu và đã có nhiều phát minh sáng chế, tạo điều kiện phát triển các
ngành công nghiệp kĩ thuật : chế tạo ô tô hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp
điện, khai thác và chế biến giầu mỏ.
è Kinh tế mỹ
phát triển thúc đẩy tích lũy tập trung tư bản và tập trung sản xuất hình thành
nên các tổ chức độc quyền. Độc quyền hóa phát triển nhanh với quy mô lớn thâu
tóm hầu hết nền kinh tế trong nước và còn vươn ra thế giới.
Sau cuộc nội
chiến đó, 1 nguồn nhân lực lao động lớn là giai cấp nô lệ được giải thoát và
trở thành nguồn nhân công chính trong các nhà máy đồn điền xí nghiệp của Mĩ,
hơn nữa trong quá trình tiến hành độc quyền hóa trình độ của nguồn nhân lực lớn
này dần được cải thiện. Trong nền kinh tế Mỹ thời bấy giờ là thế, vậy còn Việt
Nam trong thời kì hiện tại ra sao nguồn nhân lực và trình độ như thế nào, liệu
có áp dụng được gì từ sự phát triển vượt bâc của nền kinh tế Mĩ ấy.
Nguồn nhân lực
Việt Nam thực trạng hiện tại là một vấn đề đáng lo ngại theo kết quả điều tra
dân sô đến tháng 12/2010 việt nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ảnh
nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào, nguồn nhân lực Việt nam
được cấu thành chủ yếu là nông dan, công nhân, trí thức, danh nhân, dịch vụ và
nhân lực của các ngành nghề. Trong đó nguồn nhân lực nông dân có gần 62tr người
chiếm hơn 70% dân số, nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người chiếm 10% dân
số, nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2.5
tr người chiếm khoảng 2,15%.... như số liệu cung cấp trên chúng ta có thể khái
quát được 2 loại hình nhân lưc chính tại Việt Nam là nguồn nhân lực phổ thông,
nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thồng hiện tại vẫn chiếm số đông trong
khi đó tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu dân
số. So sánh với thời kì cuộc nội chiến Mĩ năm 1861 ( khi vừa được giải phóng
khỏi thân phận nô lệ nhiều người Mỹ đã rời trang trại và thị trấn nhỏ để vào
làm việc trong nhà máy, nơi được tổ chức sản xuất hàng loạt và đặc trưng bởi sự
phân cấp sâu sắc, dựa vào lao động có tay nghề không cao và lương thấp. Trong
môi trường như vậy, các nghiệp đoàn lao động đã từng bước phát triển sức mạnh.
Cuối cùng, họ đã giành được những cải thiện quan trọng về điều kiện làm việc.
Họ cũng làm thay đổi nền chính trị Mỹ; thường gắn với Đảng Dân chủ, các nghiệp
đoàn đại diện cho một khu vực cử tri then chốt đòi ban hành nhiều luật pháp xã
hội) nguồn nhân lực cũng dồi dào không kém VN bây giờ và trình độ lao động đa
số cũng còn thấp vậy phương thức sản xuất mà họ áp dụng với Việt Nam có hay
không áp dụng phần nào cho phù hợp phản ánh đúng nguồn nhân lực VN bây giờ. Nói
chung là Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa nhận được sự
quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch khai thác chưa được nâng cấp chưa được
đào tạo đến nơi đến chốn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao dẫn đến tình trạng
mâu thẫn giữa lượng và chất. Sự kết hợp bổ sung đan xen giữa nguồn nhân lực từ
nông dân công nhân trí thức chưa tốt còn chia cắt thiếu sự cộng lực để phối hợp
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước điều đó ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế
Viêt Nam. Theo các chuyên gia Việt Nam trước mắt và lâu dài cần phải tính đến
yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Không thể nói đến phát
triển nhân lực khi sức dân không được bồi dưỡng. Vấn đề này liên quan đến hàng
loạt các yếu tố chính sách xã hội chinh sách y tế, chính sách tiền lương, chính
sách xây dựng cơ sở hạ tầng. Chúng ta không thể nói đến nguồn nhân lực chất
lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp, kết cấu hạ tầng còn thấp
kém, tỷ lệ lao động mới qua dào tạo chỉ có từ 30- 40% trình độ ngoại ngữ, khả
năng sử dụng máy tính công nghệ thông tin kém....
TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét