Ký ức thời sinh viên

Ký ức thời sinh viên

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013



Advantages and disadvantages of television
TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Nowadays many people all over the world spent most of their free time watching television; but since its appearance, television has brought to man many advantages as well as disadvantages.


First, television plays an important role in our daily activities: it keeps us informed of all current affairs in the world. Events through television are more vivid than those through books and magazines.


Second, television helps us enrich our spiritual lives. Our knowledge is broadened in many ways. Through language teaching programs, we can learn the language we like such as: English, French, German, Chinese, Japanese and so on. We can become skilful and clever at doing jobs, making cakes or arranging flowers through practical courses taught on television.


Finally, television is a source of recreation. Humorous stories and funnyfilms bring us minutes of relaxation after a hard day’s work. For me, sitting comfortably in an arm-chair to watch an international football match on television is more interesting than having to queue for tickets at a crowded stadium.


Apart from its advantages, however, television also brings lots of disadvantages to viewers too.


First, television viewers gradually become passive in their action. Television may be a splendid media of communication, but it prevents us from communicating with each other or with the outer world. The world seen through television is only the restricted one: It separates us from the real world.


Second, television, with its fascinating power, makes people of all ages sink into oblivion: whole generations are growing up addicted to the telly. Pupils and students are so absorbed in television that they neglect theirschool activities. Food is left uneaten, homework undone and lessons unprepared. Housewives are so keen on watching television that they neglect their duties toward their husbands and their children. Instead of watching television, we may use the time for a real family hour. Without the distraction of television, we may sit around together after dinner and actually talk to one another to know and like each other better.


Finally, the evil influence of television on the young generation is inevitable; it encourages them to commit crimes. Spectacles of sadism and violence on television lead them to robbery, theft, rape and murder.


In a nutshell, television is useful to us when we know how to use it: Be careful not to overindulge ourselves in it and use it in a discerning manner.



Nguồn: http://language123.blogspot.com

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Quan hệ cuộc nội chiến Mĩ ( 1861 – 1865 ) và vấn đề phát triển trong thời kì độc quyền hóa ( 1865 – 1913 ) ở nước này

TIỂU LUẬN 
LỊCH SỬ KINH TẾ THẾ GIỚI

 Quan hệ  cuộc nội chiến Mĩ ( 1861 – 1865 ) và vấn đề phát triển  trong thời kì độc  quyền  hóa ( 1865 – 1913 ) ở nước này. Liên hệ với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam .

Bài làm

Cuộc nội chiến năm 1861-1865 diễn ra tại Hoa Kì mà lịch sử thường gọi là chiến tranh li khai đã diễn ra như thế nào và ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ thời bấy giờ ra sao và tiếp nối đó là thời kì độc quyền hóa năm 1865-1913. Trải qua 2 thời kì trên những tác động của tình hình chính trị, văn hóa... kéo theo sự thay đổi của nên kinh tế .Nó khó có thể tránh được xu hướng phát triển của mối quan hệ sản xuất khi lực lượng sản xuất phát triển, vậy mối quan hệ biện chứng ấy ra sao. Với VN là 1 nước đi lên xã hội chủ nghĩa về vấn đề nguồn nhân lực đáng quan tâm ở đây như thế nào. Qua cuộc nội chiến và thời kì độc quyền tại Mỹ sẽ giúp cho Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì để áp dụng vào đất nước ta.

Nói đến cuộc nội chiến Hoa Kỳ ( 1861-1865) – cuộc chiến tranh các tiểu bang (War Between the States), là một cuộc tranh chấp quân sự diễn ra tại Hoa Kỳ giữa Chính phủ Liên bang và các tiểu bang phía nam vào giữa thế kỉ 19. Cuộc phân tranh Nam-Bắc – chủ yếu diễn ra tại các tiểu bang phía Nam – kéo dài 4 năm và chấm dứt năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo Leenin cuộc nội chiến ở Mĩ này là một cuộc chiến tranh chống lại chế độ nô lệ, một cuộc chiên tranh tiến bộ và thực sự cách mạng, Lãnh đạo cuộc chiến tranh là giai cấp tư sản Bắc Mĩ, công nhân da trắng, đen là những lực lượng đáng kể trong cuộc chiến tranh. Chính sức mạnh của quần chúng đã buộc giai cấp tư sản phải thông qua những biện pháp cách mạng kiên quyết để đưa nội chiến đến thắng lợi.

Cùng với kết quả đáng tự hào của cuộc cách mạng đó là toàn thể người nô lệ tại các tiểu bang miền Nam được thả tự do. Nô lệ tại các tiểu bang ranh giới, kể cả Washington, D.C., được trả tự do vào mùa xuân năm 1865. Khoảng 4 triệu người nô lệ được phóng thích. Khoảng 970,000 người bị tử thương, gần 3 phần trăm tổng số dân Mỹ  trong đó 620,000 là binh sĩ chết trận hay vì bệnh tật. Số binh sĩ tử trận trong Nội chiến Hoa Kỳ cao hơn tổng số lính chết trong những chiến cuộc khác của quân Hoa Kỳ. Ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân và tên gọi cuộc chiến đẫm máu này. Căn cứ theo thống kê dân số năm 1860, 8% người nam da trắng Mỹ tuổi từ 13 đến 43 chết trong cuộc nội chiến (6% miền Bắc và 18% miền Nam). Cuộc nội chiến mặc dù có thiệt hại về vật chất 6,7 tỷ USD, 600000 người chết và 500000 người bị thương nhưng đã mang lại thắng lợi cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở phía Bắc. Tháng 5/1862, luật cư trú được ban hành, quy định cấp phát đất ko mất tiền cho các chủ trại. Mỗi người được cấp 65ha. Đây là giải pháp dân chủ và tiến bộ trong chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho nông nghiệp hát triển theo hướng trang trậi tư bản chủ nghĩa, tạo thị trường rộng lớn cho công nghiệp phát triển. “Luật giải phóng nô lệ” được ban hành ngày 1/1/1863, hơn 4 triệu lao động nô lệ da đen đã được giải phóng, là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung cho công nghiệp path triển. Đồng thời, chính sách bảo hộ mậu dịch đã thực hiện trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, tạo cơ sở cho kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng được phát triển nhanh chóng, đưa nước Mỹ vươn lên vị trí hang đầu về kinh tế vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kết qủa như mong đợi này là một thắng lợi quan trong của chủ nghĩa tư bản trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX cuộc nội chiến là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, giai cấp tư sản đã dựa vào cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân để nắm chính quyền thực hiện những biện pháp tích cực tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng. Ngay sau thời kì nội chiến nền kinh tế Mỹ dần bước vào thời kì độc quyền với sự phát triển nhanh chóng vượt bậc có thể nói là rất nhanh, bình quân là 7% năm những lĩnh vực và những con số cụ thể sau sẽ chứng minh điều đó. Về công nghiệp: Đầu thế kỉ 20 Mỹ là cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản xuất công nghiệp tăng 13 lần . Nhiều ngành công nghiệp phát triển nhanh như luyện kim, tăng 20 lần . Năm 1913 sản lượng thép của Mỹ đạt 31,9 triệu tấn trong khi đó của cả Tây Âu là 35 triệu Ngành than là 517 triệu tấn trong khi các nước Tây Âu là 439 triệu. Cũng trong năm này Mỹ chiếm hơn một nửa lượng giầu cả thế giới. Ngoài ra ngành điện và chế tạo ô tô cũng vượt hơn so với cả Tây Âu. Về nông nghiệp cũng đạt những thành tựu to lớn, phát triển theo hương chuyên canh, thâm canh, sử dụng máy móc và kỹ thuật. Sản lượng nông nghiệp 1913 tăng 4 lần so với 1870 ( 10 tỷ và 2,5 tỷ). xóa bỏ chế độ đồn điền và chiếm hữu nô lệ. Trở thành nền nông nghiệp phát triển với hình thức trang trại qui mô lớn, trở thành kiểu mẫu trên TG. Giao thông vận tải  phát triển mạnh , năm 1913 tổng chiều dài đường sắt tăng 3 lần so với năm 1870 . Tuy nhiên, trong khi miền Bắc xây dựng được hệ thống đường xe lửa tốt liên kết giữa các khu vực chính yếu thì tuyến đường xe lửa của miền Nam bị trì trệ, hư hỏng, không kịp tu chỉnh. Trong đó, tuyến xe lửa (dặm) được xây dựng tại miền Bắc là 21.788 (71%)  và tại miền Nam là 8.838 (29%) . Đường sắt:1913 chiều dài đường sắt của nước Mỹ đạt 411000km gấp 5 lần so với 1870. Đường sắt phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng, khai thác nguồn tiềm năng hiệu quả của các nghành kinh tế mỹ. Trong những năm này, Mỹ phát triển hệ thống đường sắt với quy mô lớn, thiết lập cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hóa đất nước, tàu thuyền chạy bằng hơi nước làm cho giao thông trên sông nhanh hơn và rẻ hơn, nhưng sự phát triển đường sắt thậm chí còn có tác động lớn hơn, nước Mỹ đã xây dựng được các tuyến đường sắt nối liền đong Tây Nam Bắc tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước, nó mở ra con đường phát triển cho rất nhiều vùng lãnh thổ mới. Ngoại thương : phát triển mạnh , xuất khẩu năm 1913 tăng hơn 5 lần so với năm 1899.Năm 1899 đầu tư ra nước ngoài của Mỹ đạt 500$/năm, năm 1913 đạt 2.625 triệu $ tăng 5 lần. Năm 1870 kim ngạch xuất khẩu đạt 377 triệu $/năm, năm 1914 đạt 5,5 tỉ$ thị trường buôn bán chủ yếu là Canada và các nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ và Nhật Bản, ngoài ra còn có các nước thuộc vùng biển Caribe, Trung Mỹ…

Qua 2 thời kì trên có thể nói nền kinh tế của Mỹ có sự biến đổi rõ rệt. Quan hệ biện chứng giữa trình độ LLSX và QHSX rõ ràng hơn hết,  phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản ở miền Bắc đã thắng lợi.

Sau cuộc nội chiến này chế độ nô lệ được xóa bỏ, xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía nam, xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển công nghiệp trên toàn nước Mĩ, chế độ quý tộc ở miền Nam cũng biến mất việc đó dẫn tới các đồn điền trồng bông ở miền Nam không còn mấy lợi nhuận thay vào đó nền công nghiệp ở miền Bắc vốn dĩ đã phát triển rất nhanh do nhu cầu của chiến tranh, nay nổi lên dẫn đầu. Các nhà công nghiệp trở thành người chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống quốc gia, bao gồm cả các hoạt động chính trị và xã hội và khi ngành công nghiệp phát triển mạnh lên, thì kèm theo nó là các phương pháp sản xuất hàng loạt ra đời,. Sau chiến tranh nền kinh tế Mỹ được thúc đẩy bởi sự đổi mới và sáng chế thúc đẩy tăng trưởng to lớn của cơ sở hạ tầng công nghiệp. Trong ngắn hạn, phát triển nhanh chóng và nhiều của nó là kết quả của những tiến bộ trong sản xuất hàng loạt. Doanh nghiệp kinh doanh cá thể đã trở thành xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ (Conte 2001) là một "kỳ vàng son" ở Mỹ, được xây dựng bởi các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, vượt qua sự đóng góp kinh tế nông nghiệp năm 1880. 
èThắng lợi của miền Bắc trong cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865) là tất yếu khách quan, khẳng định sự đúng đắn trong nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển cấp tiến, nó sẽ xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ lạc hậu, xác lập quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. quan hệ sản xuất phong kiến rõ ràng ko còn phù hợp với bối cảnh nước Mĩ bấy giờ, nó bị xóa bỏ và thay thế bằng quạn hệ sản xuất tân tiến hơn: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chế độ bảo hộ mậu dịch ra đời. Vào đêm trước của cuộc Nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865), các tiểu bang công nghiệp ở miền Bắc đã chủ trương dựng lên hàng rào thuế quan thật cao để bảo vệ ngành công nghiệp chế tạo của họ trước sự cạnh tranh từ châu Âu. Các tiểu bang miền Nam thì chủ trương áp dụng thuế quan thấp vì họ nhập khẩu rất nhiều hàng hóa tiêu dùng, từ vải lanh tới máy móc nông nghiệp Tuy nhiên, tình trạng phân hóa nông dân cũng gay gắt, một số trở thành phú nông còn phần đông nông dân bị phá sản, gia nhập hàng ngũ những người công nhân nông nghiệp... Sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau cuộc Nội chiến đã đặt nền móng cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại Hoa Kỳ. Sự bùng nổ các phát minh và sáng chế mới xuất hiện, gây ra những biến đổi sâu sắc đến mức một số người đã gọi các thành quả này là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”. èchính sách này áp dụng trên toàn nước Mĩ.

Ngoài những ý nghĩa to lớn mà cuộc nội chiến đã mang lại cho nền kinh tế Mĩ sau thời kì đó nguyên nhân khiến cho kinh tế Mĩ thay đổi vượt bậc cũng không thể không kể đến

 Mĩ là một trong những quốc gia Mỹ rất giàu khoáng sản, đất đai canh tác màu mỡ và được phú cho một khí hậu ôn hoà. Nó còn có đường bờ biển trải dài cả hai bên bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cũng như trên vịnh Mêhicô. Những con sông bắt nguồn từ sâu trong lục địa và hệ thống Hồ Lớn - gồm năm hồ lớn nội địa dọc theo biên giới của Mỹ với Canada - cung cấp thêm mạng lưới giao thông đường thuỷ. Những tuyến đường thủy mở rộng này đã giúp nước Mỹ tạo ra tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm và nối liền 50 bang riêng rẽ thành một khối kinh tế thống nhất. 

Thêm vào đó là số lượng nhân công sẵn có, và điều quan trọng hơn là năng suất lao động của họ, đã góp phần quyết định tình trạng lành mạnh của nền kinh tế. Xuyên suốt lịch sử của mình, nước Mỹ đã có sự tăng trưởng liên tục về lực lượng lao động.

 Thời gian này tiếp tục thu hút vốn, lao động kỹ thuật từ các nước Châu Âu. Ví dụ : 1865- 1875 ngành đường sắt thu hút 2 tỉ USD đầu tư từ nước ngoài.Đẩy mạnh nghiên cứu và đã có nhiều phát minh sáng chế, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật : chế tạo ô tô hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp điện, khai thác và chế biến giầu mỏ.

è Kinh tế mỹ phát triển thúc đẩy tích lũy tập trung tư bản và tập trung sản xuất hình thành nên các tổ chức độc quyền. Độc quyền hóa phát triển nhanh với quy mô lớn thâu tóm hầu hết nền kinh tế trong nước và còn vươn ra thế giới.

Sau cuộc nội chiến đó, 1 nguồn nhân lực lao động lớn là giai cấp nô lệ được giải thoát và trở thành nguồn nhân công chính trong các nhà máy đồn điền xí nghiệp của Mĩ, hơn nữa trong quá trình tiến hành độc quyền hóa trình độ của nguồn nhân lực lớn này dần được cải thiện. Trong nền kinh tế Mỹ thời bấy giờ là thế, vậy còn Việt Nam trong thời kì hiện tại ra sao nguồn nhân lực và trình độ như thế nào, liệu có áp dụng được gì từ sự phát triển vượt bâc của nền kinh tế Mĩ ấy.

Nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng hiện tại là một vấn đề đáng lo ngại theo kết quả điều tra dân sô đến tháng 12/2010 việt nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ảnh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào, nguồn nhân lực Việt nam được cấu thành chủ yếu là nông dan, công nhân, trí thức, danh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành nghề. Trong đó nguồn nhân lực nông dân có gần 62tr người chiếm hơn 70% dân số, nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người chiếm 10% dân số, nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2.5 tr người chiếm khoảng 2,15%.... như số liệu cung cấp trên chúng ta có thể khái quát được 2 loại hình nhân lưc chính tại Việt Nam là nguồn nhân lực phổ thông, nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thồng hiện tại vẫn chiếm số đông trong khi đó tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu dân số. So sánh với thời kì cuộc nội chiến Mĩ năm 1861 ( khi vừa được giải phóng khỏi thân phận nô lệ nhiều người Mỹ đã rời trang trại và thị trấn nhỏ để vào làm việc trong nhà máy, nơi được tổ chức sản xuất hàng loạt và đặc trưng bởi sự phân cấp sâu sắc, dựa vào lao động có tay nghề không cao và lương thấp. Trong môi trường như vậy, các nghiệp đoàn lao động đã từng bước phát triển sức mạnh. Cuối cùng, họ đã giành được những cải thiện quan trọng về điều kiện làm việc. Họ cũng làm thay đổi nền chính trị Mỹ; thường gắn với Đảng Dân chủ, các nghiệp đoàn đại diện cho một khu vực cử tri then chốt đòi ban hành nhiều luật pháp xã hội) nguồn nhân lực cũng dồi dào không kém VN bây giờ và trình độ lao động đa số cũng còn thấp vậy phương thức sản xuất mà họ áp dụng với Việt Nam có hay không áp dụng phần nào cho phù hợp phản ánh đúng nguồn nhân lực VN bây giờ. Nói chung là Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch khai thác chưa được nâng cấp chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao dẫn đến tình trạng mâu thẫn giữa lượng và chất. Sự kết hợp bổ sung đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân công nhân trí thức chưa tốt còn chia cắt thiếu sự cộng lực để phối hợp thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa  hiện đại hóa đất nước điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế Viêt Nam. Theo các chuyên gia Việt Nam trước mắt và lâu dài cần phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Không thể nói đến phát triển nhân lực khi sức dân không được bồi dưỡng. Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các yếu tố chính sách xã hội chinh sách y tế, chính sách tiền lương, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng. Chúng ta không thể nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, tỷ lệ lao động mới qua dào tạo chỉ có từ 30- 40% trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính công nghệ thông tin kém....

 TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam






KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
 Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Dàn bài:
I/ Lý thuyết về nhập khẩu hàng hóa
II/ Thực trạng nhập khẩu hàng hóa ở VN
1. Trước gia nhập WTO
2. Sau gia nhập
III/ Đánh giá và Giải pháp

Nội dung cụ thể:


I / LÍ THUYẾT VỀ NHẬP KHẨU


1/ Khái niệm và đặc điểm


* Khái niệm: Nhập khẩu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác, trong giao dịch dùng ngoại tệ của một nước hay một ngoại tệ mạnh trên thế giới để trao đổi.


* Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu: 


- Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán quốc tế, nó là một hệ thống các quan hệ mua bán rất phức tạp và có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài. Vì thế hoạt động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó cũng có thể gây những hậu quả do tác động với cả hệ thống kinh tế bên ngoài, mà một quốc gia tham gia nhập khẩu không thể khống chế được.


- Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu khác nhau. Từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, giao dịch, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi



nhận hàng hoá và thanh toán. Các khâu, các nhiệm vụ phải được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để nắm bắt được những lợi thế và đạt được kết quả mà mình mong muốn.



2/ Vai trò và phân loại nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định tới sản xuất và đời sống trong nước.
* Vai trò: nhập khẩu thể hiện vai trò ở những khía cạnh:

- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước.
- Bổ sung kip thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm báo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.
Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân (thỏa mãn  nhu cầu trực tiếp về tiêu dùng + đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động)
- Thúc đẩy xuất khẩu (nhập khẩu tạo đầu vào cho SX hàng XK, tạo môi trường thuận lợi cho XK hàng ra nước ngoài)

*Phân loại
- Nhập khẩu bổ sung: bổ sung hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu.
- Nhập khẩu thay thế: nhập khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi  bằng nhập khẩu.
3/ Nguyên tắc nhập khẩu và  chính sách nhập khẩu của nước ta
* Nguyên tắc:
- Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu
-Nhập khẩu thiết bị kĩ thuật tiên tiến hiện đại.
* Chính sách:
Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta đến năm 2010, tầm nhìn 2020, chính sách nhập khẩu của nhà nước ta trong những năm tới là:
-        Ưu tiên nhập khẩu máy móc và thiết bị công nghệ mới phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho tăng trưởng xuất khẩu
-        Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng XK và SX hàng tiêu dùng để giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu.


-        Bảo hộ sản xuất nội địa: sử dụng hạn ngạch nhập khẩu và thuế để kiểm soát việc nhập khẩu của quốc gia. Điều đó giúp kích thích phát triển sản xuất trong nước.

II - THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Nguồn: Tổng cục hải quan và Tổng cục thống kê
Số liệu năm 2012, 2011
1/ Trước khi gia nhập WTO
1.1 - Từ 1976 – 1985:
Chúng ta nhập khẩu hầu hết là các nước xã hội chủ nghĩa là chính: Liên xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu theo xã hội chủ nghĩa. Do lúc đó nước ta chưa mở cửa, chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa là chính nên việc nhập khẩu với các nước tự bản gần như là hạn chết
Các mặt hàng chính: hàng gia dụng, máy móc, các trang thiết bị, vũ khí quân sự... Chúng ta vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh đã tàn phá hết sức nặng nề, cần phải tái thiết đất nước, giữ gìn trật tự. Vì vậy chúng ta đã nhập các mặt hàng trên để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
1.2  - Từ 1986 - 2005:
Đất nước ta đã nhập khẩu thêm từ các nước khác trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore...... Có thể thấy, chính chính sách Đổi mới đã tác động không nhỏ đến việc nhập khẩu các hàng hóa từ các nước. Chúng ta đã bắt đầu nhập hàng hóa của cả các nước tư bản và các nước xã hội chủ nghĩa.
Các mặt hàng chính: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, sắt thép, xăng dầu, các sản phẩm điện tử…Lúc này, để hội nhập với kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường vững mạnh. Tuy nhiên, do các thiết bị máy móc, phụ tùng, các sản phẩm của ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu để thực hiện nên chúng ta cần phải nhập khẩu các mặt hàng trên.
2       - Sau khi gia nhập WTO
Tổng quan
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, nước ta đã thúc đẩy việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa với kim ngạch nhập khẩu như sau:


Qua các số liệu trên ta có thể thấy:
-        Từ năm 2001 đến năm 2011, nước ta là nước nhập siêu, có nhiều năm nhập siêu trên 2 con số. Nó đã nói lên vấn đề của nền kinh tế Việt Nam: nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
-        Riêng năm 2012, nước ta đã trở thành nước xuất siêu, tuy nhiên lượng suất siêu chưa cao. Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng nhưng vẫn cần phải cố gắng hơn nữa.
Về mặt cơ cấu: (nhìn Slide)
Các nhóm hàng chính mà ta đã nhập khẩu bao gồm:
-        Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với kim ngạch năm 2011 đạt 15,34 tỷ USD, năm 2012 đạt kim ngạch 16,04 tỷ USD.
-        Xăng dầu: năm 2011 ta nhập 10,7 triệu tấn– 9, 9 tỷ USD, năm 2012 9,2 triệu tấn -  8,96 tỷ USD
-        Sắt thép các loại: năm 2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 7,39 triệu tấn, tương đương 6,43 tỷ USD.Tính đến hết năm 2012, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 7,6 triệu tấn, tương đương 5,97 tỷ USD.


-        Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này năm 2012 là 13,1 tỷ USD, tăng 5,26 tỷ USD so với năm 2011.
-        Ô tô: năm 2011 54,6 nghìn chiếc, trị giá là hơn 1 tỷ USD, năm 2012 lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước là 27,4 nghìn chiếc.
-        Phân bón các loại: trong cả năm 2011, lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam là hơn 4,25 triệu tấn, trị giá là 1,78 tỷ USD. Năm 2012 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước là 3,96 triệu tấn.
Từ việc nhập các mặt hàng trên, chúng ta có thể thấy tuy chúng ta xuất khẩu với sản lượng lớn nhưng hầu hết các sản phẩm đều là nông nghiệp, thủy hải sản, nguyên liệu thô và đồ thủ công với giá trị thấp. Trong khi đó, chúng ta lại toàn nhập các sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt một số sản phẩm chúng ta có khả năng sản xuất tốt nhưng chúng ta vẫn nhập vào. Một số mặt hàng chúng ta cung cấp nguyên liệu thô nhưng lại phải mua các mặt hàng đó đã qua chế biến với giá cao.
Về thị trường:
Việt Nam đã và đang nhập khẩu từ hơn 64 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo Tổng cục hải quan thì vào tháng 2/2013, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với 4.475 triệu USD. Các vị tri tiếp theo là Hàn Quốc (2.910 triệu USD); Nhật Bản (1.644 triệu USD); …
10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam 2T.2013
STT
Thị trường
Giá trị nhập khẩu (Triệu USD)
1
Trung Quốc
4.745
2
Hàn Quốc
2.910
3
Nhật Bản
1.644
4
Đài Loan
1.223
5
Thái Lan
839
6
Singapore
732
7
Hoa Kỳ
713
8
Malaisia
685
9
Đức
435
10
Ấn Độ
416
Năm 2012 có 15 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên; nếu tính chung EU là một thị trường thì có 5 thị trường nổi bật mà Việt Nam nhập khẩu là:
1-     Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu) của Việt Nam, vượt rất xa so với thị trường đứng thứ hai.
Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).
Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn từ Trung Quốc, ngoài các yếu tố là giá cả hàng hoá rẻ; hai nước có chung biên giới dài, tại các vùng này xuất nhập khẩu mậu biên khá nhộn nhịp, mua bán bằng tiền của cả hai nước; mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu, còn có những nguyên nhân quan trọng khác cần đặc biệt quan tâm. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam ham giá rẻ; giá bỏ thầu các công trình xây dựng thấp...
2-     Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, chiếm 10,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 12,2%, cao gấp 1,7 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, có 13 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép).
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhập khẩu từ Nhật Bản đạt quy mô lớn là máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ cao; tiết kiệm nhiên liệu; Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp và nhà tài trợ vốn hỗ trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam.
3-     EU
EU là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn thứ tư, chiếm 7,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 13,3%, cao gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Trong khu vực EU, có một số thị trường mà Việt Nam nhập khẩu tương đối lớn, như Đức, Pháp, Italia,... nhưng đây cũng là những thị trường mà Việt Nam giữ vị thế xuất siêu lớn.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ các nước/thị trường trong khối EU chủ yếu là các nhóm hàng như: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, phương tiện vận tải & phụ tùng, dược phẩm, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện. Trị giá nhập khẩu của 4 nhóm hàng này chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU.

4-     ASEAN
Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) từ năm 1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó phải kể đến tình hình thương mại giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng phát triển.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy ASEAN là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đứng sau thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ; và là đối tác lớn thứ hai (sau Trung Quốc) cung cấp hàng hoá cho Việt Nam trong nhiều năm qua.

            Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: Hàng hoá mà các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu từ khu vực thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu;… Trị giá của 4 nhóm hàng này chiếm hơn 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.
            Nhiều nhóm hàng được nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường trên thế giới như: xăng dầu, dầu thô, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu,  dầu mỡ động thực vật, gỗ & sản phẩm gỗ …
Trong nội khối ASEAN, Singapore đứng đầu về xuất khẩu hàng hàng hóa sang Việt Nam, với tỷ trọng chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN; tiếp theo là Thái Lan (27,9%), Malaixia (16,4%),...

5-     Mỹ
Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam, chiếm 4,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, nhập khẩu từ Mỹ tăng 4,7%, thấp hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (15,6%).
Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó lớn nhất là máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; máy móc, thiết

bị và dụng cụ, phụ tùng; thức ăn gia súc; bông... song không có mặt hàng nào có kim ngạch thật lớn (chỉ có mặt hàng đầu tiên đạt khoảng 1 tỷ USD).
Ngoài ra, ở thị trường Châu Phi thì năm 2012, Năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 1 tỷ USD, giảm 19% so với năm 2011.Năm 2012, nước ta đã nhập khẩu hàng hóa từ 48/55 nước châu Phi.
Từ các thị trường trên, chúng ta có thể thấy rõ là Việt Nam đang tạo mối quan hệ nhập khẩu với các quốc gia kém phát triển, đang phát triển và phát triển trên thế giới. Nhờ việc tham gia WTO mà chúng ta đã có cơ hội tiếp cận được với nhiều thị trường mới hơn, từ đó  giúp cho chúng ta  nhập khẩu mặt hàng ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần làm cho đời sống kinh tế phát triển.
III. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP:
1.     Tổng kết, đánh giá:
1.1.          Tình hình nhập khẩu:
Từ các số liệu và dẫn chứng đã phân tích ở trên, có thể thấy Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều (với kim ngạch nhập khẩu lớn, hàng hóa đa dạng, số lượng lớn).
-        Trong cán cân thương mại: Nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, dẫn đến tình trạng nhập siêu
-        Trong cơ cấu hàng nhập khẩu:
·       Trước 2007: 70% nguyên vật liệu, 30% hàng tiêu dùng
·       Sau 2007: Có đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên cơ cấu vẫn còn chênh lệch lớn: 90% nguyên vật liệu, 10% hàng tiêu dùng
1.2.          Nguyên nhân:
-        Nhu cầu nhập khẩu thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất ngày càng tăng cao
-        Nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng cao + tâm lý “sính ngoại”
-        Ảnh hưởng của tỷ giá: Kim ngạch nhập khẩu tăng một phần do tỷ giá đồng VN giảm so với ngoại tệ
-        Chính sách chưa đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp phụ trợ (VD: khai thác dầu mỏ nhưng chưa chế biến đc hết => nhập khẩu xăng dầu)
-        Chính sách bảo hộ còn nhiều cảm tính:  Tập trung bảo hộ các ngành kém cạnh tranh (VD: SX ô tô) trong khi thiếu bảo hộ cho nông nghiệp và các ngành có năng lực cạnh tranh => ngược với thế giới: họ bảo hộ nông nghiệp và các ngành có khả năng cạnh tranh rất nhiều.
1.3.          Hệ quả, tác động:
Dẫn đến tình trạng nhập siêu (như đã nói trên) => Hệ quả:
a.     Tích cực:
-        Phản ánh sự phát triển của nền sản xuất nước nhà (nhập nguyên vật liệu => sản xuất, chế biến)
-        Thuế NK là nguồn thu lớn cho Chính phủ
b.     Tiêu cực:
-        Tăng tỉ lệ lạm phát: Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp quyết định tăng giá, VD: OPEC tăng giá dầu; hoặc do tỉ giá nội tệ so với ngoại tệ giảm) => giá bán hàng hóa trong nước tăng do chi phí đội lên => lạm phát
-        Giảm dự trữ ngoại tệ => ảnh hưởng cân bằng ngoại tệ trong nước => bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô (muốn điều chỉnh tỷ giá => khó)
-        Cơ cấu nhập khẩu chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước. VD:
·       VN vốn có lợi thế cạnh tranh nông nghiệp nhưng lại nhập khẩu lượng lớn thực phẩm (Gạo Thái Lan, Đài Loan; Hoa quả Trung Quốc...)
·       Nhiều hàng tiêu dùng xa xỉ, tuy tỷ trọng còn nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu nhưng cũng chiếm đến 50% tỷ trọng hàng tiêu dùng (ô tô, nội thất,...)

2.     Giải pháp
Để điều chỉnh, cân bằng nhập khẩu, hạn chế việc nhập siêu, có thể sử dụng các nhóm giải pháp chính sau đây:
2.1.          Giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ.
-        Từng bước điều chỉnh tỷ giá ở mức hợp lý:
Giả sử so sánh một mặt hàng vào hai thời điểm khác nhau với tỷ giá khác nhau là 1$ = 20.000VNĐ và 1$ = 25.000VNĐ. Nếu nhập khẩu hàng hóa đó vào lúc tỷ giá đồng Việ Nam thấp hơn (1$ = 25.000VNĐ) thì giá nhập khẩu sẽ cao hơn và ngược lại. Do đó, chính phủ cần phải từng bước điều chỉnh tỷ giá hợp lí nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nhập khẩu hàng hóa vào trong nước.
-        Quản lý nguồn ngoại tệ:
Vì nhập khẩu hàng hóa bắt buộc phải sử dụng ngoại tệ, nên quản lí nguồn ngoại tệ đảm bảo cho việc luôn luôn có đủ ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa một cách trôi chảy, thuận lợi.
2.2.          Giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa.
-        Thực hiện chính sách thuế phù hợp
-        Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhập khẩu (các mặt hàng cần thiết)
2.3.          Các giải pháp khác.
-        Áp dụng hạn ngạch đối với các mặt hàng tiêu dùng hoặc các mặt hàng trong nước đã sản xuất tốt
-        Sử dụng hàng rào về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm.
Đa số các hàng hóa áp dụng giải pháp này là các mặt hàng thiết yếu. Khi các tiêu chuẩn này càng được thắt chặt thì khả năng nhập khẩu hàng hóa vào trong nước càng thấp. Giải pháp này sẽ làm tăng giá thành của hàng hóa nội địa, đồng thời khắc phục một cách hiệu quả tình trạng nhập siêu.

LỜI KẾT
Cán cân xuất nhập khẩu nói chung và tình hình nhập khẩu nói riêng từ lâu vẫn luôn là câu chuyện đáng bàn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong tương lai gần, Chính phủ ta vẫn chủ trương kiểm soát chặt chẽ xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu, để giảm nhập siêu. Theo Dự kiến kế hoạch của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nước ta chủ trương đến năm 2015, tỉ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 12%. Số liệu thống kê trong những năm gần đây cũng cho thấy sự chuyển biến đáng mừng trong tình hình nhập khẩu nước nhà. Hy vọng rằng tình hình nhập khẩu sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào cải thiện và thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô trong những năm tới./.