CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
Nhóm 1: Thất kiếm làng sương mù
1. Trịnh Xuân Thủy
2. Đào Tuấn Ninh
3. Hoàng Thị Huyền Nga
4. Nguyễn Hương Lan
5. Phạm Đức Thắng
6. Ngô Thị Thu Giang
7. Ngô Thanh Tú
NỘI DUNG:
1. Khái niệm
"Di
dân là hiện tượng di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về
thời gian và không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú"
-
Con người di chuyểnkhỏi 1 địa điểm nàođó, nơi đi và nơi đến phải được xác
định.
-
Con người di chuyển cómục đích
-
Khoảng thời gian ở lại bao lâu để xác định sự di chuyển nào đó có phải là
di dân hay không.
Phân loại di dân:
- Phân loại di dân:
+ Theo độ thời gian nới
cư trú chophépphân biệt
cáckiểu di dân: lâudài, tạm
thời hay chuyển tiếp. Di dân lâu dài bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú
thường xuyên và nơi làm việc đến nơi mới với mục đích sinh sống lâu dài. Những
thành phần này thường không trở về quê hương nơi cư trú.
Di dân tạm thời ngụ ý sự thay đổi nơi ở gốc là không lâu dài và khả năng quay
trở lại nơi ở cũ là chắc chắn. Kiểu di dân này bao gồm những hình thức di chuyển
nơi làm việc theo mùa vụ, đi công tác, du lịch dài ngày...
+
Theo khoảng cách người ta phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến.
Di dân giữa các nước gọi là di dân quốc tế; giữa các vùng, các đơn vị hành
chính trong nước thì gọi là di dân nội địa.
+
Theo tính chất chuyên quyền người ta phân biệt di dân hợp pháp hay di dân bất hợp
pháp, di dân tự do hay có tổ chức, di dân tình nguyện hay bất buộc. Tuỳ thuộc
vào mức độ can thiệp của chính quyền trung ương hay địa phương mà người ta phân
biệt di dân theo loại này hay loại khác.
Phân
biệt di dân tự do vs di dân và di dân bắt buộc:
-
Di dân tự do, nghĩa là những người tự ra đi đến nước ngoài kiếm
công ăn việc làm hoặc vì chủ nhân cần đến nhân công, cung cấp việc làm, là cách
thức cho những người trong hoàn cảnh thiếu thốn về kinh tế, để có phương tiện
giúp đỡ gia đình. Vấn đề di dân tự do này hằng ngày vẫn xẩy ra, đặc biệt đến
các nước giàu có Châu Âu và Châu Mỹ.
-
Di dân hay tị nạn cưỡng ép: Hiện tượng này xẩy ra vì những lý do chính trị,
kinh tế, chiến tranh hoặc thiên tai. Trong những hoàn cảnh cơ cực như vậy, người
dân phải tìm cách sinh sống bằng việc di dân hay xin tị nạn tại các nước giầu
có. Tình trạng này xẩy ra tại một số quốc gia theo chế độ cộng sản, hoặc độc
tài quân phiệt, nhất là tại nhiều nước Châu phi như tại Argentina, Venezuela,
Colombia..Ngoài ra, người dân còn bị cưỡng ép rời bỏ nhà cửa hay quê hương ra
đi làm ăn tại nơi khác trong nước hoặc ngoài nước, do bởi những thiên tai trong
nước như: bão lụt, động đất... Hoặc vì những cuộc nội chiến như tại Sri Lanka,
Angola, Sudan.
2. Di dân là vấn đề toàn cầu
2.1. Xảy ra ở tất cả các Châu lục
2.1. Xảy ra ở tất cả các Châu lục
- Di dân sang Châu Âu, Châu Mỹ: vì điều kiện kinh tế, môi trường
sống tốt hơn
- Châu Phi: Ngườidân di dân đi vì nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn
xãhội
- Châu Á: Di dânvìchiếntranh, nộichiến, thiêntai
Nhìnchung, vấnđề di dânxảyra ở tấtcảcácChâulụctrênthếgiới. Chủyếu
di dântừChâu Phi, Châu Á sang ChâuÂu, ChâuMỹ, Châuđạidương.
Theo sốliệunăm 31/10/2011 củaVụDânsố LHQ, ítnhấtcó
214 triệungườitrong 7 tỷngườitrênhànhtinhsốngngoàinướchọsinhravàhàngtrămtriệungười
di chuyểntrongnước.
Năm 2010, châuÂudẫnđầuvềsốlượngngười di cưquốctếvới
69,8triệu, tiếpđếnlàchâu Á: 61,3 triệu, BắcMỹ: 53 triệu, châu Phi: 19,3 triêu,
MỹLatinh: 7,5 triệuvàTháiBìnhDương: 6 triệu. Cácquốcgiacósốngười di cưquốctếlớnnhấtgồm:
Mỹ (42,8triệu), Liên bang Nga (12,3 triệu), Đức (10,8 triệu), Saudi Arabia (7,3
triệu) và Canada (7,2 triệu). Ba quốcgiacósốngười di cưranướcngoàinhiềunhấtlàTrungQuốc
(35 triệu), Ấnđộ (20 triệu) vàPhilipin (7 triệu)
2.2. Thu hútsựquantâmtoàncầu
2.2. Thu hútsựquantâmtoàncầu
-
Cácquốcgiađangphảiđôimặtvớivấnđề di dân:
+ Nướccóngười
di dânthìdânsốkhôngổnđịnh, việckiểmsoátcôngdântạinướcngoàirấtkhókhăn.
+ Nướctiếpnhận di dânđến: Khókiểmsoátngườitịnạn,
nhiềuvấnđềxảyra: tệnạn, đóinghèo, dịchbệnh, tộiphạm, việclàm, …
-
Hầuhếtcácquốcgiađềurấtchútrọngđếnvấnđề di dânvìvậyhọđềucónhữngchínhsáchriêngvềvấnđề
di dân.Cáccuộchọpbáo, gặpgỡđểthảoluậnvềvấnđề di dânđượctổchứcthườngxuyên.
-
Cáctổchứctrênthếgiớiđềthểhiệnsựquantâmđếnvấnđề di dân: WHO, UNICEF,
UNITAR, WOLD BANK, UN WOMEN, ILO, IOM, …
2.3. Tácđộngsâurộngđếncácquốcgia
Vấnđề di dântácđộngvàảnhhưởngđếncácquốcgiatrênmọilĩnhvực:
-
Chínhtrị: khókiểmsoátngườitịnạn,tệnạnxãhội, tộiphạm,
vôgiacư, đóinghèo, bạođộng, …
-
Vănhóa: sựđốilậpnhauvềvănhóagiữangườitịnạnvàngườibảnđịa,
giữacácluồng di dânvớinhau. Bấtđồngvềngônngữ, phongtục, tậpquán…
-
Kinhtế: Đốimặtvớicácvấnđề: đóinghèo, thiếuviệclàmdẫnđếncácvấnđềxãhộikhác.
2.4.
Thúcđẩysựhợptác
Mộtquốcgiakhôngthểgiảiquyếtđượcvấnđề, buộccácquốcgiatrênthếgiớiphảingồicùngvớinhau,
thảoluậnđưaracáchgiảiquyếtvấnđề.
-
Năm 1997, tổchức di dâncủa Philippines vàcáctổchức di dân châu Á khácđãbắtđầucửhànhvàđềcửngày 18 tháng 12 là "Ngàyquốctếđoànkếtvới
di dân". Ngàyquốctếdânđượccửhànhvàongày 18 tháng 12 hàngnăm, làngày do ĐạihộiđồngLiênHiệpQuốc chọnđểtuyêntruyềnnângcaonhậnthứcvềnhữngđónggóplớnlaocủa di dân trênkhắpthếgiớicùngtráchnhiệmphảibảovệcácquyềnlợichínhđángcủangười di
cư.
-
Thànhlậpnhóm di dântoàncầu ( GDM) baogồm 16 tổchứccơquan: UNDESA , UNDP,
UNFPA, ILO, OHCHR , UNCTAD , UNHCR …
Đượcthànhlậpnhằmgiảiquyếtcácvấnđềliênquanđến di
cưvàphảnứngnhanhvớicácvấnđề, tháchthứcmà di cưtạora.
3.
Tác động của di dân
Di dân quốc tế xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Thiếu cơ hội việc làm tại nơi cư trú
Do nhu cầu nhập cư của các nước nhập cư và chính sách
thu hút chất xám của các quốc gia
Tránh nguy cơ từ hiến tranh, thiên tai
Chính sách xuất khẩu lao động của các quốc gia đang
phát triển
Tóm lại là do mức sống chênh lệch giữa các quốc gia và
khu vực
3.1.
Tác động tích cực
1. Di dân
giúp phát triển kinh tế:
_Các
chuyên gia Ngân hàng Thế giới ước tính rằng, hiệu quả kinh tế của việc mở cửa
hoàn toàn biên giới và sự di chuyển tự do của người dân trên khắp hành tinh ước
tính đem lại 39 nghìn tỷ USD trong vòng 25 năm tới. Để so sánh, hiện nay hàng
năm khoảng 70 tỷ USD được chi vào việc giúp đỡ các nước nghèo.
_Nhờ
vào dân di cư mà nhiều nước tăng số lượng việc làm, nâng chỉ số GDP, giảm mức
nghèo đói. Các chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao góp phần đem lại hiệu quả
cho nền kinh tế, kích thích đầu tư. Họ sáng chế những sản phẩm và dịch vụ mới,
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng thu nhập của người lao động. Người
nhập cư có tay nghề thấp nhận những công việc không hấp dẫn với dân địa phương.
_Người
dân di cư sang nước ngoài có thế giúp họ có những cơ hội tếp cận những phương
thức sản xuất mới, giúp họ tích lũy vốn và kinh nghiệm. khi quay trở lại đất
nước thì nhóm dân cư này là một bộ phận làm thay đổi tư duy truyền thống lỗi
thời và bất bình đẳng ở các nước đói nghèo. Ví dụ về trường hợp của Ai Cập, làn
sóng di dân đã tiếp cận nguồn vốn, khả năng sản xuất, kinh nghiệm quản lý và
phá bỏ mô hình sản xuất, tiêu dung mang tính truyền thống của nước này là chỉ
tập trung vào hộ gia đình. Một số kiều dân tiếp tục đầu tư vào trang trại nhưng
số lớn dung tiền đầu tư vào các hoạt động phi trang trại có mức sinh lời cao.
Họ đã phát triển mô hình sản xuất hộ gia đình sang mô hình kinh tế tư nhân.
2. Di dân
thúc đẩy giao thoa văn hóa:
_ Làn
sóng di dân từ nước này sang nước khác, từ châu này sang châu khác cũng góp
phần mở rộng hơn nữa sự giao lưu trực tiếp và mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần của nhiều dân
tộc.
ví dụ như Tín
ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu (Bà Ma Tổ, Bà Mã Châu) gốc Hoa Nam đã theo bước di dân
người Hoa đến Nam Bộ Việt Nam từ các thế kỷ 17- 19, đã trở thành một dạng tín
ngưỡng thờ Mẫu khá phổ biến tại đồng bằng Nam Bộ. Tục thờ này cùng với các hoạt
động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã
sớm trở thành một “kho tàng” văn hóa dân gian, ở đó người ta gìn giữ linh hồn
của truyền thống, đồng thời cũng là một kênh giáo dục đạo đức, lối sống hiệu
quả và sâu sắc của người Hoa nói riêng, của các tộc người Nam Bộ nói chung
Mình
đang làm di dân nước này sang nước kia thì t nghĩ nên lấy ví dụ giao thoa văn
hóa giữa các nước, cái Nga m biết rõ phần này xem có ví dụ nào cụ thể ko?
3.2. Tác động tiêu cực
1. Đối với nước có người di dân
a. Vấn đề chảy máu chất xám
Chiếm một mảng lớn trong vấn đề di dân là di chuyển lực lượng lao động
trên phạm vi khu vực và quốc tế từ các nước đang phát triển sang các nước phát
triển. Là các nước đi sau, trình độ phát triển thấp, các nước đang phát triển
có những bất lợi nhất định trong việc quản lý và điều phối nguồn nhân lực. Các
nước phát triển thường có chính sách nhập cư hết sức chặt chẽ, có tiềm lực lớn
hơn nên luôn tìm cách thu hút chất xám của các nước đang phát triển
Sự “vắng mặt” của chất xám sẽ có ảnh
hưởng không tốt cho quốc gia gốc của họ. Đây là hậu quả mà từ lâu ai cũng biết.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây có phát hiện nhiều chi tiết mới, chẳng hạn
như ảnh hưởng khác nhau của các loại chất xám, ngoài việc gây thiếu hụt trong
“thị trường đầu vào”. Sự thất thoát của những người có tay nghề cao, nhất là những
cá nhân nhiều khả năng tổ chức và điều hành, sẽ gây thuơng tổn đặc biệt nặng nề
cho các nước nghèo, hơn hẳn sự thất thoát của những loại chất xám khác. Sự di
cư của những người có kinh nghiệm quản lí bệnh viện, chủ nhiệm khoa ở các đại học,
các bác sĩ, y tá, và nhà giáo, từ các quốc gia chậm tiến là nguyên do
chính khiến các nước này không thoát ra đuợc cái bẫy nghèo khổ.
2. Đối với nước tiếp nhận
a. Di dân ảnh hưởng đến dân sinh, xã hội.
Việc di dân sẽ làm cho dân số ở nước tiếp nhận tăng cao, điều này khiến cho các nước này không thể tránh khỏi sự gia tăng các vấn đề dân sinh, xã hội như tệ nạn, dịch bệnh, đói nghèo…và đời sống nhân dân không được đảm bảo.
Việc di dân sẽ làm cho dân số ở nước tiếp nhận tăng cao, điều này khiến cho các nước này không thể tránh khỏi sự gia tăng các vấn đề dân sinh, xã hội như tệ nạn, dịch bệnh, đói nghèo…và đời sống nhân dân không được đảm bảo.
b. Nạn nhập cư bất hợp pháp
Hàng loạt những vụ trục xuất nhập cư bất hợp
pháp
-
Italia bắt tàu chở 200 người Syria nhập cư trái phép. Nhà chức trách Italia ngày 12/9 cho biết, họ đã bắt giữ
được “tàu mẹ” chở người nhập cư trái phép vượt Địa Trung Hải tới Italia. Tàu tuần
tra của Liên minh châu Âu và Italia đã phát hiện và bắt giữ một tàu cá lớn chở
khoảng 200 người tỵ nạn Syria đang đi trên vùng biển quốc tế gần đảo Sicily,
phía Nam Italia.
-
Tháng 8 năm 2013, Malaysia truy quét
500.000 người nhập cư trái phép
-
Pháp: Đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp.
Pháp hiện đang đẩy mạnh chiến dịch trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp vào
nước này. Bộ Nội vụ Pháp cho biết mục tiêu đặt ra là trong năm 2006 phải trục
xuất được 25.000 người nhập cư bất hợp pháp
-
Hãng
thông tấn Nga Interfax dẫn nguồn Sở Nội vụ Mátxcơva ngày 3.8 cho biết, trong chiến dịch truy quét người nhập cư bất hợp pháp, cảnh sát đã bắt giữ, lấy dấu tay và
kiểm tra 4.500 người theo các quỹ dữ liệu để xác định khả năng liên quan đến
các tổ chức tội phạm.
Xử lý những vụ nhập cư bất hợp pháp gây
đau đầu cho các cơ quan chức năngnhững nước này.
-
Trong
một thông cáo báo chí của chính phủ Australia, họ cho biết: “Người dân
Australia đã cảm thấy mệt mỏi khi phải chứng kiến rất nhiều người chết đuối
trên biển để đến được vùng phía Bắc của chúng ta. Đất nước của chúng ta đã quá
mệt mỏi vì những kẻ đưa người vượt biên trái phép khai thác những người tìm
kiếm tị nạn và chứng kiến họ chết đuối trên biển. Chúng ta đã chán ngán khi
phải đứng nhìn các nam nữ quân nhân của chúng ta hy sinh mạng sống khi làm công
tác cứu nạn lúc sóng to gió lớn…”.
Người nhập cư bất hợp pháp cũng đối mặt với vô vàn
nguy cơ.
-
Nếu được xác định không phải là
người tị nạn, họ sẽ được đưa trở về nước mình hoặc một quốc gia mà họ có quyền
cư trú, hay bị giam tại một cơ sở trung chuyển. Điều đó có nghĩa rằng họ sẽ
không có cơ hội được tiếp cận cơ hội việc làm hay tị nạn . Nghĩa là những người
nhập cư trái phép đã trả một số tiền lớn cho những kẻ tội phạm nhưng sẽ không
thể đến được với miền đất hứa như bọn chúng hứa hẹn. Họ sẽ phải quay về nước
với những món nợ ở quê nhà. Đấy là chưa kể những bất trắc, hiểm nguy, thậm chí
phải đánh đổi bằng tính mạng trên con đường di chuyển bất hợp pháp
c.
Giảm cơ hội việc làm với người bản địa
-
Người dân nhập cư tìm đến vùng đất mới luôn mang hi vọng sẽ tìm được
một công việc với thu nhập lí tưởng, ít nhất là nhiều hơn số thu nhập họ có thể
kiếm được tại quê nhà. Điều này đã biến họ trở thành những đối thủ cạnh tranh với
nguồn lao động người dân bản địa
+Biểu tình ở Singapore yêu cầu hạn chế nhập cư
– 17/02/2013
Khoảng 3.000 người Singapore tham dự cuộc biểu tình lớn nhất trong
lịch sử để phản đối chính phủ thành phố vào thứ Bảy này, trong lúc sự phẫn nộ của
dân chúng ngày càng gia tăng liên quan đến các dự đoán về số dân nước ngoài
tăng mạnh và họ cảm thấy bị đe dọa bị mất việc làm vào tay những lao động nhập
cư
+Theo Tiến sĩ Yoon Jung Park, thuộc trung tâm nghiên cứu về Trung
Quốc của Đại học Rhodes ở Nam Phi. Ở các quốc gia khó khăn về kinh tế, sự xuất
hiện của người Trung Quốc khiến người dân thiếu thiện cảm bởi người Trung Quốc
đã đến và lấy đi việc làm, thu nhập của họ. Trong khi đó, các vụ lộn xộn, bạo lực
do người lao động Trung Quốc gây ra được đăng tải, thông tin trên các phương tiện
truyền thông cũng gây ra sự phản cảm đối với người bản địa. Điều này đã dẫn đến
sự hình thành một nhận thức ở một số quốc gia châu Phi: người Trung Quốc là một
sự rắc rối và đã nảy sinh quan điểm chống Trung Quốc.
+ Theo ông Vorobyov, người dân Nga đang “bị ép” rời khỏi thị trường
lao động do sự cạnh tranh từ cộng đồng
người nhập cư bất hợp pháp do sự khác biệt về tiền lương, khi mức
lương trả cho công dân Nga là từ 35-40
nghìn ruble/tháng, song chỉ là 15-20 nghìn ruble/tháng cho lao động
nước ngoài.
d.
Xung đột tôn giáo sắc tộc
Người dân nhập cư sinh sống cùng người dân bản địa, với những sự
khác biệt cơ bản về văn hóa, tôn giáo, lối sống, làm nảy sinh rất nhiều vấn đề
giữa người nhập cư và người bản địa: phân biệt chủng tộc, phân biệt màu da,
phân biệt đối xử…tại một số khu vực diễn ra nghiêm trọng tới mức xảy ra xung đột.
+ Ở Malaysia, từ hơn bốn chục năm nay, Mặt trận dân tộc (BN) theo
đuổi chính sách phân biệt chủng tộc có lợi cho người gốc Mã Lai. Những người gốc
Hoa và Ấn thì bị phân biệt đối xử, họ không được dành cho sự bình đẳng để được
tuyển dụng vào các cơ quan công quyền, vào học ở các trường đại học … 85% công
chức tại Malaysia là người Mã Lai, 75% các trường đại học chỉ dành cho con em
người Mã Lai bản địa
+Trong cuộc họp báo cuối tháng 7, ông Andrei Vorobyov - quyền Thống
đốc tỉnh Mátxcơva - cho biết, cư dân vùng ngoại ô Mátxcơva rất quan ngại về
tình trạng người nhập cư tràn lan khắp nơi- khắp các sân nhà, các công viên và
lối vào các khu nhà ở.
“Họ sống theo văn hoá, tập tục và
truyền thống của riêng mình, phá vỡ sự hài hoà của cuộc sống người dân bản
địa. Vì vậy, chính quyền tỉnh
Mátxcơva quyết định thay đổi tình trạng này, thiết lập lại trật tự đối với người
nhập
cư bất hợp pháp lẫn đối với những
người đang lao động hợp pháp” – ông Vorobyov quan ngại.
+ Oslo, thành phố bị chia
rẽ vì người nhập cư. Đây là nơi thanh bình nhất trong các thủ đô ở châu Âu,
nhưng đây cũng là thành phố có sự chia rẽ rõ rệt. Tại Oslo, phía tây là nơi của
người da trắng, giàu có hơn; còn phía đông là nơi tập trung người nghèo, nhập
cư, chủ yếu là Hồi giáo. Số người Hồi giáo ngày càng tăng, và đạo Hồi nay trở
thành đạo giáo lớn thứ nhì ở Na Uy. Ảnh hưởng của sự gia tăng về tín ngưỡng
cũng như dân số Hồi giáo có thể được nhìn thấy rất rõ rệt trong một đất nước Na
Uy vốn đơn thuần về chủng tộc, tự do và theo chủ nghĩa quân bình. Điều đó khiến
cho đảng Tiến bộ – một đảng có tư tưởng bài nhập cư – có cơ hội trở thành đảng
lớn thứ hai trong quốc hội. Điều này cũng được cho là một trong những nguyên
nhân dẫn đến vụ thảm sát kinh hoàng diễn ra ở phần phía tây giàu có của Oslo
vừa rồi. Thủ phạm Anders Behring Breivik nói rằng y buộc phải hành động như vậy
bởi các chính trị gia – kể cả chính trị gia đảng Tiến bộ – đã thất bại trong
việc ngăn chặn làn sóng Hồi giáo.
3. Phản ứng của quốc tế
Phản
ứng (giải quyết)quốc tế về vấn đề di dân
1.
Chọn 18/12 hằng năm là ngày di dân quốc tế : nhấn mạnh
quyền con người của di dân, bởi vì ngày
18 tháng 12 năm 1990 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận một Công ước quốc tế bảo vệ các quyền của mọi di dân
lao động và những người trong gia đình họ (Nghị quyết số 45/158)
2.
Phản ứngcủa các chủ thể QHQT:
Để đối phó với vấn đề
di dân từng quốc gia, tổ chức quốc tế đều đã có những chính sách của riêng
mình, nhằm hạn chế những mặt trái của di dân và phát huy những mặt tích cực của
vấn đề này.
-
Cộng
đồng quốc tế: năm 1951 thành lậpTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tận tụy với nguyên tắc
di cư nhân đạo và có trật tự mang lại lợi ích cho người di cư và xã hội. Là một
tổ chức liên chính phủ, IOM cùng với các đối tác là các quốc gia thành viên,
các tổ chức xã hội và cộng đồng quốc tế cùng phối hợp hành động nhằm:
• hỗ trợ trong việc đáp ứng
với những thách thức về di cư;
• thúc đẩy việc hiểu biết về những
vấn đề của di cư;
• khuyến khích sự phát triển kinh tế
và xã hội thông qua việc di cư;
• nâng cao nhân phẩm và sức khoẻ của
người di cư.
-
Chính sách của từng nước:
a/ Thắt chặt chính sách nhập cư:
+Để tập trung khai thác
nguồn lao động trong nước:Trên thực tế, các nước phát triển chỉ muốn thu hút lao động chất lượng cao từ các nước phát triển và không mấy chú tâm tới lao động phổ thông. Ví dụ Chính phủ Úc cắt giảm hạn ngạch nhập cư Loại khỏi danh sách những ngành nghề cần gấp như thợ hồ, thợ sửa ống nước, thợ mộc, và thợ điện, dự kiến chỉ còn để lại các ngành y tế, kỹ sư, và công nghệ thông tin. Trên thực tế kể trên, nhiều quan điểm nhìn nhận người nhập cư là một gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia, cùng với chính sách thắt lưng buộc bụng mà phần lớn các quốc gia áp dụng trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nên phản ứng của các quốc gia tiếp nhận di cư gần như giống nhau, tiến hành các biện pháp thắt chặt chính sách nhập cư
+Đảm bảo an sinh,xã hội :
2 năm gần đây, chính phủ các nước phát triển nước Anh, Pháp, Italia, hay cả Singapo liên tiếp tuyên bố sẽ thắt chặt chính sách nhập cư và quy định đối với lao động nước ngoài.
Na Uy gần đây đã xiết chặt luật nhập cư vốn rất tự do và dễ dãi, một phần do cuộc tranh luận trong xã hội về đồng hóa và đa văn hóa. Cho dù Na Uy có nguồn lợi từ dầu mỏ rất lớn và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, người ta bắt đầu lo ngại vì số dân Hồi giáo đến nước này ngày càng tăng, đặc biệt là sau sự kiện 11/9 và sau vụ báo Đan Mạch đăng biếm họa nhà tiên tri của đạo Hồi năm 2005
Thủ tướng Anh thắt chặt Luật nhập cư:Thủ tướng Anh Davit Cameron, ngày 25.3, cho biết Ông sẽ yêu cầu thắt chặt Luật nhập cư và coi đây là chủ đề chính trong cuộc vận động tranh cử cho cuộc bầu cử lập pháp tại nước này dự kiến diễn ra vào năm 2015.
Quyết định thắt chặt chính sách nhập cư của Anh đưa ra khi vào năm tới Liên minh Châu âu đang dự tính nới lỏng chính sách lưu trú và làm việc tại các nước trong khối này. Điều này sẽ khiến nhiều nước trong EU, trong đó có Xứ sở sương mù đối mặt với làn sóng nhập cư mới.
Theo các chuyên gia , việc áp dụng các hạn chế về lao động nước ngoài chỉ dẫn đến sự gia tăng dòng chảy những người nhập cư bất hợp pháp. Các chuyên gia cho rằng, nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề nan giải và các quốc gia cần phải nỗ lực hợp tác để cùng nhau ngăn chặn. Cần phải có một chiến lược di trú rõ ràng và hợp lý. Chống nhập cư bất hợp pháp phải là một phần của chiến lược rộng lớnMột sự thật hiển nhiên là không thể thiếu lực lượng lao động nước ngoài. Theo những tính toán của EU, đến năm năm 2050 châu Âu đòi hỏi 100 triệu người nhập cư, ở Nga đến năm 2025 con số này là 20 triệu. Như vậy rõ ràng cần những biện pháp quản lí tốt hơn chứ ko phải chỉ có những biện pháp cấm đoán từ một phía hay chỉ là vấn đề mở hay đóng cửa biên giới
b/
Hợp tác giữa các quốc gia:
+Chính sách song phương từ nước di dân và nước nhận : đảm bảo quyền con người của di dân,lợi ích
các bên .Vd: 8/7/2013 đại diện Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ CHDCND Lào đã ký kết Thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề người
di cư tự do trong vùng biên giới hai nước
+Các nước trong khu vực hay hợp
tác giữa các nước vì lợi ích chung :
Vd :Tại cuộc gặp
thượng đỉnh Italia - Pháp lần thứ 29 đang diễn ra tại Rome, ngoài những chủ đề
về đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa hai nước, vấn đề nhập cư được dư luận đặc biệt
quan tâm. Trong bối cảnh làn sóng cư dân châu Phi đang đổ bộ lên Italia, khả
năng tiến tới việc điều chỉnh Hiệp ước tự do đi lại trong đại đa số thành viên
EU.
Kết luận. Có thể nói người di cư là một nhân tố quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của nhiều quốc gia. Tuy nhiên để thúc đẩy di cư hợp pháp và đấu tranh ngăn chặn di cư bất hợp pháp không thể giải quyết từ một phía, bởi nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là đói nghèo và chênh lệch về thu nhập và cơ hội việc làm. Bởi vậy cần có sự chung tay góp sức nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư tiềm năng, qua đó góp phần ngăn chặn di cư bất hợp pháp mà vẫn đảm bảo phát triển hài hòa của toàn xã hội
TRỊNH XUÂN THỦY - CT38B - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét