ĐỀ ÁN ĐÀM PHÁN
GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ KHÓI BỤI CHÁY RỪNG GIỮA INDONESIA VÀ MALAYSIA
PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA INDONESIA
I. Đánh giá tình hình quốc tế, tình hình khu vực, quan hệ giữa ta và đối tác
1. Tình hình thế giới
Xu thế liên kết, hợp tác, đặc biệt là hợp tác khu vực, đang là xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế thời điểm bước vào thế kỉ XXI và đang phát triển mạnh mẽ. Các nước láng giềng mong muốn hợp tác với nhau để cùng phát triển, vì lợi ích của tất cả các bên. Điều này dẫn tới sự ràng buộc, dính líu lợi ích giữa các quốc gia, không quốc gia nào có thể tự ý hành động mà bỏ qua quan điểm, lợi ích của những nước có liên quan.
Bên cạnh quá trình hợp tác về kinh tế, chính trị, việc hợp tác trong lĩnh vực môi trường ngày càng được chú trọng quan tâm, bởi các vấn đề môi trường có đặc thù liên quốc gia, quốc tế, không thể được giải quyết bởi một quốc gia đơn lẻ nào. Hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường, phát triển bền vững là nhu cầu chung của cộng đồng quốc tế.
2. Tình hình khu vực:
Xu thế liên kết, hợp tác, đặc biệt là hợp tác khu vực, đang là xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế thời điểm bước vào thế kỉ XXI và đang phát triển mạnh mẽ. Các nước láng giềng mong muốn hợp tác với nhau để cùng phát triển, vì lợi ích của tất cả các bên, đồng thời cùng nhau giải quyết các vấn đề chung.
2. Quan hệ hai nước Indonesia- Malaysia
Đều là thành viên ASEAN với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa, mối quan hệ láng giềng hòa hảo tốt đẹp.
Thảm hoạ cháy rừng tồi tệ nhất xảy ra tại Indonesia hồi năm 1997-1998 và gián tiếp gây ra hiện tượng El Nino. Khói đã lan rộng sang cả Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Malaysia sẽ đưa vấn đề bị ảnh hưởng bởi khí thải từ những đám cháy này trong cuộc họp giữa các bộ trưởng Môi trường ASEAN khi : Chính phủ đã phải đóng cửa khoảng 200 trường học ở quận Muar và ra cảnh báo tàu thuyền không nên ra biển do tầm nhìn hạn chế . Ngày 11/8, Malaysia đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi chỉ số ô nhiễm không khí ở vùng duyên hải miền Tây , vốn bị ảnh hưởng bởi khói mù từ nạn cháy rừng ở Indonesia, đã vượt quá 500 - mức được cho là nguy hiểm. Cư dân được khuyến cáo ở nhà hoặc đeo khẩu trang khi ra đường. Chính quyền cũng dự định làm mưa nhân tạo nhằm xua tan khói bụi Trong khi đó, số ca mắc bệnh suyễn, viêm phế quản và viêm màng kết do khói bụi tại nước đã tăng đáng kể trong mấy ngày qua.
Xu thế liên kết, hợp tác, đặc biệt là hợp tác khu vực, đang là xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế thời điểm bước vào thế kỉ XXI và đang phát triển mạnh mẽ. Các nước láng giềng mong muốn hợp tác với nhau để cùng phát triển, vì lợi ích của tất cả các bên, đồng thời cùng nhau giải quyết các vấn đề chung.
2. Quan hệ hai nước Indonesia- Malaysia
Đều là thành viên ASEAN với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa, mối quan hệ láng giềng hòa hảo tốt đẹp.
Thảm hoạ cháy rừng tồi tệ nhất xảy ra tại Indonesia hồi năm 1997-1998 và gián tiếp gây ra hiện tượng El Nino. Khói đã lan rộng sang cả Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Malaysia sẽ đưa vấn đề bị ảnh hưởng bởi khí thải từ những đám cháy này trong cuộc họp giữa các bộ trưởng Môi trường ASEAN khi : Chính phủ đã phải đóng cửa khoảng 200 trường học ở quận Muar và ra cảnh báo tàu thuyền không nên ra biển do tầm nhìn hạn chế . Ngày 11/8, Malaysia đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi chỉ số ô nhiễm không khí ở vùng duyên hải miền Tây , vốn bị ảnh hưởng bởi khói mù từ nạn cháy rừng ở Indonesia, đã vượt quá 500 - mức được cho là nguy hiểm. Cư dân được khuyến cáo ở nhà hoặc đeo khẩu trang khi ra đường. Chính quyền cũng dự định làm mưa nhân tạo nhằm xua tan khói bụi Trong khi đó, số ca mắc bệnh suyễn, viêm phế quản và viêm màng kết do khói bụi tại nước đã tăng đáng kể trong mấy ngày qua.
II. Thông tin liên quan đến đàm phán:
1. Vấn đề đàm phán:
Thương lượng với phía Malaysia về việc cùng chia sẻ trách nhiệm trong vụ việc khói Indonesia bay sang Malaysia vì sự cố cháy rừng ở Indonesia vào hồi tháng 8 vừa qua.
2. Thời gian, địa điểm đàm phán:
Ngày 11 tháng 8, thủ đô Kuala Lampur ban bố tình trạng khẩn cấp do khói bụi lan tràn khắp thủ đô. Cùng ngày, chính phủ Malaixia gửi công hàm yêu cầu chính phủ Indonesia chịu trách nhiệm về việc khói bụi lây lan sang Malaixia, ngỏ ý sẽ cử đoàn đàm phán tới Indonesia để thảo luận đưa ra giải pháp giải quyết hậu quả vụ việc. Ngày 12 tháng 8, chính phủ Indonesia gửi công hàm chấp nhận đón tiếp đoàn đàm phán của Malaysia. Ngày 15 tháng 8, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia Indonesia tại Jakarta.
3. Thành phần tham gia đàm phán:
1 – Ông Trịnh Xuân Thủy
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường
2 – Bà Nguyễn Hương Lan
Vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ và môi trường
3 – Bà Hoàng Huyền Nga
Vụ trưởng vụ Đầu tư và phát triển
4 – Bà Trần Thảo Anh
Vụ trưởng vụ Hành chính tư pháp
5 – Ông Phạm Đức Thắng
Chuyên viên cấp cao Ủy ban biên giới quốc gia
III. Xây dựng nội dung
1. Nội dung đàm phán
Đưa ra những lí lẽ, cơ sở lập luận để Malaysia giảm tiền hỗ trợ và cùng hợp tác, giúp đỡ Indonesia trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất dầu cọ và hỗ trợ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
2. Điểm mạnh và điểm yếu của ta
2.1. Điểm mạnh
· Là bên chịu thiệt hại nặng nề nhất trong vụ cháy rừng
Trong quá trình diễn ra vụ cháy, Indonesia đã nỗ lực hết sức để dập tắt ngọn lửa: huy động gần 30 chiếc xe cứu hỏa, 12 máy bay trực thăng và gần 200 người để dập tắt đám cháy. Sauk hi vụ cháy xảy ra, ước tính thiệt hại của Indonesia lên đến 17 tỉ USD cả về người và của. Với thiệt hại đó, lí lẽ đưa ra để giảm tiền bồi thường sẽ thuyết phục hơn
· Nguyên nhân những vụ cháy rừng là từ phía các công ty đầu tư của Malaysia
Sau khi điều tra nguyên nhân, Indonesia phát hiện ra rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cháy rừng là do các công ty đầu tư vào khai thác và chế biến dầu cọ của Malaysia, trong quá trình sản xuất và chế biến đã vi phạm pháp luật, không đảm bảo được sự an toàn trong khai thác dẫn đến việc một bộ phận người lao động đốt rừng trồng cây mà không có bất kì một sự kiểm soát nào. Malaysia cũng phải có trách nhiệm đối với vụ cháy này.
· Quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Indonesia và Malaysia
Indonesia - Malaysia là hai nước láng giềng thân thiết, nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó khăng khít từ lâu đời và ngày càng phát triển. Hơn thế nữa trong lĩnh vực kinh tế, Indonesia đã có tới 912 dự án với tổng vốn đầu tư trên 30 tỷ USD, đứng ở tốp đầu trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Malaysia. Có thể thấy kinh tế của Malayia chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ Việt Indonesia
2.2. Điểm yếu
· Vụ cháy xảy ra trên đất Indonesia và ảnh hưởng lớn đến Malaysia
Vụ cháy rừng trên lãnh thổ Indonesia kéo dài suốt 30 tiếng đã khiến cho khói bụi lây lan sang Malaysia và để lại hậu quả nghiêm trọng đến những người bị ảnh hưởng. Theo luật pháp Indonesia phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này.
· Quan hệ mật thiết Indonesia – Malaysia
Quan hệ gắn bó giữa hai nước vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu. Để không mất đi tình cảm đã xây dựng lâu nay, Indonesia càng phải có trách nhiệm hơn trong giải quyết hậu quả của khói bụi lây lan sang Malaysia
3. Đánh giá đối phương
Với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế, nhiều năm qua, Malaysia đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình đầy đủ và tích cực, tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa; thực hiện chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho việc phát triển của mỗi nước. Thực tế cho thấy, Malaysia đã triển khai chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế linh hoạt và có hiệu quả vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nước.
Quan hệ đặc biệt Indonesia - Malaysia là một điển hình, hiếm có - mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn, thủy chung, trong sáng giữa Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Nhân dân hai nước.
Việc giải quyết hậu quả của khói bụi là cực kì quan trọng và cấp thiết hiện nay đối với Malaysia vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người dân Malaysia
Lẽ phải và pháp luật nghiêng về phía Malaysia nhiều hơn khi họ là người bị hại, chịu nhiều hậu quả nặng nề. Họ có nhiều căn cứ để buộc Indonesia bồi thường thiệt hại.
4. Mục tiêu đàm phán:
Thương lượng với phía Malaysia sao cho phía chúng ta phải bồi thường với số tiền ít nhất có thể, tốt nhất dùng tình cảm hòa hảo giữa hai bên để giải quyết ổn thỏa khúc mắc của Malaysia; vừa phải bồi thường ít vừa duy trì tình hữu hảo giữa hai bên.
5. Dự báo về phía đối phương:
· Yêu cầu đàm phán: có được sự bồi thường thỏa đáng từ phía Indonesia và đạt được 1 số lợi ích kinh tế từ phía Indonesia.
· Những lập luận có thể đưa ra:
- Đưa ra con số thiệt hại lớn mà Malaysia phải hứng chịu từ vụ cháy rừng của Indonesia để buộc Indo có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó
- Đưa ra số tiền bồi thường thiệt hại
- Gán trách nhiệm hoàn toàn cho phía chính phủ Indonesia (trong trường hợp Indonesia đổ lỗi lên các công ty đầu tư của Malaysia tại Indonesia )
- Trong trường hợp Indonesia đòi giảm tiền bồi thường mà Malaysia đưa ra, Malaysia sẽ đồng ý giảm nhưng bên cạnh đó là những điều kiện kèm theo: hỗ trợ về nhân lực, vật lực để giải quyết những hậu quả nghiêm trọng trước mắt; đưa ra những hợp tác về kinh tế có lợi cho Malaysia như giảm giá dầu cọ xuất khẩu từ Indo sang Malay….
6. Cơ sở lập luận của ta
- Nỗ lực dập tắt,hạn chế hậu qủa:
Indonesia phản ứng nhanh dập tắt ngọn lửa, huy động gần 30 chiếc xe cứu hỏa, 12 máy bay trực thăng và gần 200 người để dập tắt đám cháy. Nhưng do đám cháy lan rộng lên đến 70ha nên phải mất 30h mới khống chế được đám cháy. Như vậy, Indonesia đã nỗ lực cố gắng hết sức để dập tắt ngọn lửa, hạn chế hậu quả của nó và hạn chế ảnh hưởng lây lan sang Malaysia
- Tình hình đất nước: đang gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết hậu quả trước mắt, ước tính thiệt hại lên tới 17 tỉ USD.
- Nguyên nhân khách quan:
Sau khi điều tra về nguyên nhân của những vụ cháy rừng này, phát hiện ra rằng một phần lớn nguyên nhân là do phía các công ty đầu tư của Malaysia. Các công ty đầu tư vào việc khai thác rừng và chế biến dầu cọ, nhưng trong quá trình sản xuất và chế biến, họ đã vi phạm pháp luật và ko đảm bảo được sự an toàn trong khai thác, dẫn đến việc một bộ phận người lao động đốt rừng trồng cây mà không có sự kiểm soát.
7. Phương án đàm phán
7.1. Mục tiêu cao nhất
Không phải bồi thường tiền hỗ trợ cho Malaysia để giải quyết thiệt hại do khói bụi lây lan
7.2. Mục tiêu thấp nhất
Nếu Malaysia vẫn kiên quyết đòi tiền bồi thường thì ta sẽ cố gắng để giảm số tiền và đề nghị them việc hỗ trợ y tá, bác sĩ, tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe sang Malaysia và đồng thời đề nghị Malaysia trợ cấp những thiết bị phòng cháy chữa cháy trong trường hợp khẩn cấp xảy ra, cùng hợp tác xây dựng và kiến thiết lại các nhà máy dầu cọ.
7.3. Mục tiêu thực tế:
Căn cứ vào thái độ của Malaysia mà điều chỉnh mức bồi thường trong khoảng 2 tỷ USD, hứa hẹn hợp tác lâu dài trong 10 năm tới.
7.4. BATNA
Trong trường hợp đàm phán thất bại, Indonesia yêu cầu tạm dừng cuộc đàm phán tại đây và hẹn trong thời gian tới sẽ có cuộc gặp gỡ khác. Nếu Malaysia không đồng ý thì Indonesia vẫn vui vẻ tạm biệt.
PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG MALAYSIA
I. Đánh giá tình hình quốc tế, tình hình khu vực và quan hệ ta và đối tác
1. Tình hình thế giới
Xu thế liên kết, hợp tác, đặc biệt là hợp tác khu vực, đang là xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế thời điểm bước vào thế kỉ XXI và đang phát triển mạnh mẽ. Các nước láng giềng mong muốn hợp tác với nhau để cùng phát triển, vì lợi ích của tất cả các bên. Điều này dẫn tới sự ràng buộc, dính líu lợi ích giữa các quốc gia, không quốc gia nào có thể tự ý hành động mà bỏ qua quan điểm, lợi ích của những nước có liên quan.
Bên cạnh quá trình hợp tác về kinh tế, chính trị, việc hợp tác trong lĩnh vực môi trường ngày càng được chú trọng quan tâm, bởi các vấn đề môi trường có đặc thù liên quốc gia, quốc tế, không thể được giải quyết bởi một quốc gia đơn lẻ nào. Hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường, phát triển bền vững là nhu cầu chung của cộng đồng quốc tế.
2. Tình hình khu vực
Những năm gần đây, chất lượng không khí của khu vực ASEAN đang bị ô nhiễm nặng bởi nạn khói mù xuyên biên giới. Nguyên nhân là do những đám cháy rừng ở vùng đất than bùn và rừng sinh ra khói bụi dày đặc và thải ra một lượng lớn khí cácbon. Những điểm nói được xác định thường xuyên có cháy là Sumatra, Borneo và bán đảo Malayxia, Thái Lan.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, cuối năm 1997, các Bộ trưởng Môi trường ASEAN đã nhất trí Kế hoạch hành động khói mù khu vực (RHAP) nhằm thực hiện các nỗ lực chung trong việc quan sát, ngăn ngừa và giảm tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do nạn cháy rừng gây ra. Tiếp đó, Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đã được kí kết vào tháng 6 năm 2002 và có hiệu lực vào tháng 11 năm 2003 khi 6 nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Đến nay đã có 9 nước thành viên bao gồm: Brunei, Campuchia, CHDCND Lào, Malayxia, Myanma, Singapo, Thái Lan, Philipin và Việt Nam đã phê chuẩn và thông qua hiệp định này.
3. Quan hệ Indonesia- Malaysia
Malayxia và Indonexia vốn là hai nước láng giêng hữu nghị, có nhiều điểm tương đồng và cùng chung lợi ích trong nhiều lĩnh vực. Quan hệ Malayxia- Indonexia nằm trong xu thế chung của quan hệ quốc tế hiện nay là vừa hợp tác vừa đấu tranh trong đó hợp tác là chủ đạo, mọi mâu thuẫn bất đồng đều có thể được giải quyết thông qua cơ chế đối thoại
Chính phủ, các đoàn thể quần chúng nhân dân hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi củng cố vững chắc sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước,
Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế văn hóa chính trị ngày càng phong phú trên cơ sở đi vào trọng tâm trọng điểm và tăng trưởng không ngừng. Tính đến tháng 5 năm 2012, có 214 dự án được cấp phép đầu tư sang Indonexia với tổng vốn 15 tỉ USD. Malayxia tiếp tục là một trong 5 nước đứng đầu trong các quốc gia có vốn đầu tư vào Indonexia. Các dự án của Malayxia góp phần không nhỏ vào công cuộc cải thiện cơ sở hạ tầng của Indonexia, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh thông qua các dự án trồng và khai thác cọ để sản xuất dầu cọ.
II. Thông tin liên quan đến đàm phán
1. Vấn đề đàm phán
Vấn đề chia sẻ trách nhiệm trong việc xử lí hậu quả sự cố khói bụi lây lan từ những đám cháy rừng ở Indonexia sang Malayxia
Đầu tháng 8, tại Indonexia xảy ra cháy rừng trên diện rộng tại tỉnh Sumatra. Khói bụi từ những đám cháy rừng lan rộng ra các nước lân cận như Malayxia, Singapo…Khói bụi ảnh hưởng nghiêm trọng tới Malayxia, đặc biệt tại thủ đô Kuala Lampur. Ngày 11 tháng 8, chính ohur Malayxia đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Kuala Lampur.
2. Thời gian, địa điểm
Ngày 11 tháng 8, chính phủ Malayxia gửi công hàm yêu cầu chính phủ Indonexia chịu trách nhiệm về vụ việc khói bụi lây lan sang Malayxia, yêu cầu có một cuộc đàm phán giữa hai bên để thảo luận đưa ra giải pháp giải quyết hậu quả vụ việc.
Ngày 12 tháng 8, chính phủ Indonexia gửi công hàm chấp nhận đàm phán.
Ngày 15 tháng 8 năm 2012, đúng 8h theo giờ địa phương, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia Indonexia tại Jakarta.
3. Thành phần đoàn đàm phán
1 – Bà Ngô Thị Thu Giang
Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường
2 – Ông Đào Tuấn Ninh
Đại sứ đặc mênh toàn quyền Malaixia tại Indonexia
3 – Bà Nguyễn Thanh Huyền
Vụ trưởng Vụ đầu tư quốc tế
4 – Bà Ngô Thanh Tú
Vụ trưởng vụ Hành chính tư pháp
5 – Bà Nguyễn Thị Lan Anh
Chủ tich Hiệp hội các công ty có vốn đầu tư trực tiếp vào Indonexia
III. Xây dựng nội dung
1. Nội dung đàm phán của ta
Thuyết phục phía Indonexia chia sẻ trách nhiệm cùng giải quyết hậu quả khói bụi gây ra vì lợi ích của nhân dân và chính phủ Malayxia.
2. Thế mạnh và bất lợi của ta
2.1. Thế mạnh
Phía ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ khói bụi mà nguyên nhân là cháy rừng do phía nước bạn gây ra, nói cách khác, ta là nạn nhân trong vụ việc này và có quyền đòi hỏi hỗ trợ từ nước gây ra sự cố.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra vụ việc khói bụi từ những đám cháy rừng ở Indonexia lây lan sang Malayxia, sự việc tương tự đã từng xảy ra vào năm 1997 1998. Ta đã nhiều lần nhượng bộ bỏ qua, sự việc lần này đã xảy ra ở mức nghiêm trọng, cần được xử lí nghiêm túc.
Quyền đòi hỏi các hỗ trợ của ta được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chính thức, cụ thể là: Điều 14 tuyên bố của Liên Hợp Quốc về môi trường và Hiệp đinh ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới
2.2. Bất lợi
· Nếu làm vấn đề qua gay gắt sẽ có thể làm căng thẳng quan hệ hai nước
· Cuộc đàm phán diễn ra trên nước bạn.
3.Đánh giá đối phương
Indonexia là nước có vị thế tương đối lớn trên trường quốc tế, được coi là anh cả của ASEAN, hành động của Indonexia phải thể hiện trách nhiệm và vai trò của một “nước lớn”.
Indonexia có diện tích trồng rừng rất lớn nhưng thường xuyên xảy ra cháy rừng. Không riêng gì Malayxia, nhiều nước láng giêng khác cũng bị ảnh hưởng từ khói bụi của những đám cháy rừng như Singapo, Philippin… Thủ tướng Indonexia Yudhoyono đã lên tiếng xin lỗi xung quanh vụ việc khói mù từ các đám cháy rừng ở nước này gây ô nhiễm cho các nước láng giêng. Hơn nữa, phát ngôn viên của tổng thống Ĩdonexia cho biết, chính phủ nước này sẽ thông qua hiệp định chống khói mù xuyên biên giới của ASEAN đã được tất cả các quốc gia ASEAN phê chuẩn và có hiệu lực từ 2003. Như vậy, Indonexia có thái độ nghiêm túc, thể hiện thiện chí và trách nhiệm trong việc giải quyết hậu quả khói bụi lây lan sang các nước láng giềng trong đó có Malayxia.
4. Mục tiêu đàm phán
4.1. Mục tiêu cao nhất
Đem về số tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả trị giá 3 tỉ USD
4.2. Mục tiêu thấp nhất
Chấp nhận giảm số tiền hỗ trợ nhưng không dưới 1 tỉ USD
4.3. Mục tiêu thực tế
Số tiền hỗ trợ 1 tỉ USD là có thể chấp nhận được nhưng phải đi kèm các thỏa thuận hợp tác có lợi cho phía ta. Các thỏa thuận hợp tác có thể về kinh tế, an ninh, môi trường…tùy vào diễn biến cuộc đàm phán
5. Dự báo về đối phương
Phái đoàn Indonexia có thể sẽ chỉ nhận trách nhiệm về nguyên nhân gây ra cháy rừng và khói bụi nhưng không chấp nhận hỗ trợ với các lập luận họ có thể đưa ra là:
Các vụ cháy rừng và khói bụi là sự việc không mong muốn và ngoài tầm kiểm soát của chính họ . Bản thân họ cũng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn gấp nhiều lần. Ta có thể đưa ra lập luận bằng cách viện dẫn luật
Điều 14 Tuyên bố của Liên Hợp quốc về Môi trường, con người nêu rõ: Các quốc gia nên hợp tác một cách có hiệu quả để ngăn cản sự đặt lại và chuyển giao cho các quốc gia khác bất cứ một hoạt động nào và một chất nào gây sự thoái hoá môi trường nghiêm trọng hoặc xét thấy có hại cho sức khoẻ con người.. đồng thời, điều 16 cũng nêu: Các nhà chức trách quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hoá những chi phí môi trường và sự sử dụng các biện pháp kinh tế, căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế.
Điều 11. Hiệp định ASEAN về kiểm soát khói mù xuyên biên giới, đáp ứng khẩn cấp của Quốc gia:
Mỗi bên đảm bảo sẽ có những luật pháp, biện pháp hành chính và tài chính để động viên thiết bị, vật tư, nhân lực và tài chính cân thiết để đáp ứng và làm giảm tác động của các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng và ô nhiễm khói mù xuất phát từ các vụ cháy đó.
Indonexia có thể nhắc đến tình cảm hữu nghị hai nước như một biện pháp để phía ta thông cảm và gây sức ép buộc ta thoái lui. Ta cố gắng tách biệt hai vấn đề, một mặt đề cao thể hiện sự trân trọng mối quan hệ gắn bó 2 nước, mặt khác vẫn giữ vững lập trường trong việc yêu cầu hỗ trợ.
6. Cơ sở lập luận của ta
Phía Malayxia hoàn toàn là nạn nhân trong vụ sự cố khói bụi này
Phái đoàn Malayxia sang đàm phán với mục đích muốn phía Indonexia chia sẻ trách nhiệm giải quyết hậu quả vụ việc chứ không phải đòi bồi thường
Chính phủ và nhân dân Malayxia thông cảm và chia buồn với những mất mát của nhân dân Indonexia trong vụ cháy rừng vừa qua, nhưng Indonexia vẫn phải hoàn thành trách nhiệm của nước gây ra nguyên nhân của sự cố, đã được quy định trong luật quốc tế và khu vực
7. Phương án đàm phán
7.1. Với mục tiêu cao nhất
Tổng thiệt hại do vụ khói bụi gây ra cho nước ta theo thống kê mới nhất ước tính khoảng 9 tỉ USD bao gồm chi phí ý tế chữa trị trước mắt cho người dân, thiệt hại từ hư hỏng cơ sở hạ tầng, thiệt hại từ du lịch và môi trường. Số tiền cần để chi cho các biện pháp khắc phục hậu quả trước mắt, cấp bách nhất là chi phí y tế chi cho người dân là 1 tỉ USD, vì vậy con số hỗ trợ không được phép dưới 1 tỉ USD. Con số 3 tỉ USD là chi phí cần để khắc phục hậu quả trong lâu dài, bao gồm việc khôi phục lại cảnh quan môi trường, lấy lại hình ảnh trong con mắt của khách du lịch quốc tế, những chi phí y tế phát sinh sau này…3 tỉ USD chỉ là một phần nhỏ trong tổng thiệt hại nước ta phải gánh chịu, phía bạn có thể sẽ không chấp nhận hỗ trợ hoặc yêu cầu giảm con số này. Ta sẽ thể hiện lập trường cứng rắn, đẩy mạnh lập luận Phái đoàn Malayxia sang đàm phán với mục đích muốn phía Indonexia chia sẻ trách nhiệm giải quyết hậu quả vụ việc chứ không phải đòi bồi thường
7.2. Với mục tiêu thấp nhất
Nếu lập trường của phía bạn quá cứng rắn, ta có thể sử dụng dư luận quốc tế, nhấn mạnh lập luận Phía Malayxia hoàn toàn là nạn nhân trong vụ sự cố khói bụi này. Sự hỗ trợ có thể không phải là tiền mặt nhưng giá trị tương ứng không dưới 1 tỉ USD như đã nói ở trên
7.3. Với mục tiêu thực tế
Nếu bối cảnh đàm phán diễn ra tương đối cân bằng và có khả năng đạt được sự dung hòa hai bên, đẩy mạnh lập luận về việc hợp tác để giải quyết hậu quả vụ việc, đặc biệt là hợp tác để khắc phục hậu quả trong lâu dài cũng như hợp tác để ngăn chặn không để sự việc này tái diễn một lần nữa trong tương lai.
7.4.BATNA
Trong trường hợp đàm phán không được số tiền như mong muốn, chúng ta vẫn sẽ chứng tỏ thiện chí của mình bằng việc đồng ý một số tiền ít hơn và kèm thêm các điều kiện về kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHÓM 1 - CT38 - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
06/06/2013